Những cảnh báo đáng lo ngại trong tương lai

Một phần của tài liệu Dự án thành lập công ty VAMC (Trang 28 - 31)

Chương 3: Những vấn đề đáng lo ngại của VAMC và một số bài học từ các quốc gia trên thế giới 25

3.2 Những cảnh báo đáng lo ngại trong tương lai

VAMC đã được thành lập nhưng chưa xử lý được một đồng nợ xấu nào cho các tổ chức tín dụng. Đây không phải là điều lạ bởi mô hình hoạt động của VAMC như Nghị định 53 qui định sẽ không thể xử lý nợ xấu một cách thực chất bởi các bên có liên quan đều không có động cơ để xử lý nợ theo cơ chế này.

3.2.1 Đằng nào cũng chẳng mất gì

Hoạt động của VAMC không vì mục tiêu lợi nhuận, khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ nhất định (tỷ lệ này hiện vẫn chưa được ban hành, nhưng theo dự thảo là 2%) trên số nợ đòi được, phần còn lại sẽ được ngân hàng hưởng toàn bộ.

Trường hợp VAMC không xử lý được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả lại khoản nợ xấu cho ngân hàng, và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt, như vậy rủi ro của VAMC khi không thể xử lý được các khoản nợ này gần như bằng không.

Ngoài ra, do VAMC không phải bỏ ra bất kỳ một đồng tiền thực nào để mua nợ xấu, mà thực ra đã được NHNN “bao thanh toán”, nên VAMC không có áp lực bị thua lỗ để nỗ lực trở nên hiệu quả.

Bên cạnh đó, do thời hạn hoạt động của VAMC không được ấn định trước nên cũng không hề có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Biện pháp nuôi nợ hay tái cấu trúc doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thuận lợi và các bất cập pháp lý chưa được tháo gỡ là hết sức rủi ro và tốn kém.

Mục tiêu của VAMC không phải để tối đa hóa lợi ích của các ngân hàng, với nguồn lực hiện tại cựng với động cơ khụng rừ ràng, khả năng lớn nhất là VAMC chỉ lưu giữ cỏc khoản nợ xấu của ngân hàng một thời gian bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt, hết thời gian trái phiếu thì VAMC trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng vẫn không có những cải thiện thực chất.

Như vậy, VAMC chỉ đóng vai trò tạm thời giữ nợ xấu cho ngân hàng, đồng thời tổ chức này gần như không tốn một đồng tiền thực nào để mua lại nợ xấu. Tất cả những điều này sẽ không tạo động lực thúc đẩy VAMC xử lý rốt ráo các khoản nợ xấu.

Ví dụ, món nợ trị giá 100 đồng nhưng VAMC hoàn toàn có thể bán cho bên thứ ba với giá 50 đồng, hay 30 đồng, 20 đồng. Liệu các ngân hàng có bán nợ xấu của mình cho VAMC khi thấy tài sản của mình có nguy cơ sụt giảm đáng kể giá trị? “Có thể các ngân hàng tốt không muốn bán nợ

28

xấu cho VAMC vì sợ mất giá trị tài sản. Chỉ có các ngân hàng thực sự xấu, đã mất hết vốn là muốn tham gia để nhận được tiền”, một chuyên gia tài chính nhận xét.

Ngân hàng Nhà nước cũng chịu rủi ro lớn. Vì theo cơ chế này, các ngân hàng yếu kém có thể được vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước, trong khi họ có thể chi trả được khoản vay này hay không vẫn là câu hỏi lớn. Khả năng Ngân hàng Nhà nước mất luôn lượng vốn này là hoàn toàn có thể xảy ra. “Mô hình này có thể tạo ra tâm lý ỷ lại của các ngân hàng yếu kém. Đáng lẽ họ phải bị trừng phạt vì cho vay thiếu cẩn trọng trong quá khứ nhưng giờ đây lại có cơ hội nhận được tiền từ Ngân hàng Nhà nước”, chuyên gia nói trên nói.

Theo nguyên tắc căn bản, VAMC được lập ra không phải để giúp toàn hệ thống mà để tập trung hỗ trợ các ngân hàng tốt đang gặp rắc rối vì tình hình chung của thị trường. Như thế, việc giải quyết nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng tốt làm sạch phần nào bảng cân đối kế toán để tiếp tục cho vay, đồng thời có thể nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài, ví dụ như từ các đối tác nước ngoài muốn rót vốn vào ngân hàng nhưng còn e ngại về nợ xấu. “Với mô hình hiện tại, VAMC khó thực hiện được các mục tiêu đó”, chuyên gia này kết luận.

3.2.2 Về phía ngân hàng: giấu nợ và hành xử rủi ro

Việc bán nợ xấu cho VAMC giúp những ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy định trích lập giảm áp lực trích lập dự phòng ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được phân bổ đều tối đa 5 năm; nhận tái cấp vốn từ NHNN khi trái phiếu đặc biệt được tái chiết khấu, qua đó không chỉ giúp làm cho bảng cân đối kế toán của ngân hàng trông đẹp hơn, mà còn tạo cơ sở cho việc khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, vẫn có quá nhiều lý do khiến cho các ngân hàng phải chần chừ khi hợp tác với VAMC.

Thứ nhất, đối với các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng, việc bán nợ lại làm tăng số trích lập dự phòng, bởi lúc này giá trị của tài sản đảm bảo sẽ không được tính đến khi phải trích lập lại dự phòng. Đồng thời, theo nguyên lý phát tín hiệu, những ngân hàng phải bán nợ cho VAMC sẽ giảm uy tín đáng kể trong mắt khách hàng và cổ đông. Hiển nhiên là các ngân hàng đều không muốn mình thuộc danh sách yếu kém này.

Thứ hai, những nợ xấu mà VAMC mua đều là những khoản nợ có tài sản bảo đảm, khi bán nợ, ngõn hàng sẽ khụng cũn quyền xử lý cỏc khoản nợ này nữa, trong khi ngõn hàng chưa rừ VAMC cú

29

tích cực xử lý các khoản nợ này hay không, bởi nếu không xử lý thì sau một thời gian ngân hàng phải tiếp tục chịu trách nhiệm về khoản nợ này và phải hoàn trả lại số tiền đã được NHNN tái cấp vốn. Rừ ràng là những mún nợ mà VAMC trả lại sau một thời gian khụng xử lý được thỡ khả năng thu hồi lại gần như bằng không.

Thứ ba, VAMC giao cho ngân hàng chủ yếu là trái phiếu đặc biệt, đây là một loại trái phiếu chưa cú tiền lệ ở Việt Nam cũng như khụng được sự bảo lónh từ Chớnh phủ, và ngõn hàng chưa rừ tiêu chuẩn để được tái cấp vốn như thế nào, tỷ lệ tái cấp vốn là bao nhiêu.

Thứ tư, VAMC chỉ xử lý những tài sản có đảm bảo, trong khi vẫn còn một lượng không nhỏ các khoản nợ xấu mà ngân hàng đã cho vay theo các điều khoản dễ dãi và không có bảo đảm, lại chính là phần nợ xấu mà ngân hàng muốn xử lý nhất. Hiện tại, các ngân hàng đang cố gắng xử lý những khoản nợ này bằng cách yêu cầu thế chấp bổ sung nhưng rất hạn chế và cách duy nhất có hiệu lực là tăng trích lập dự phòng rủi ro và gần như chấp nhận suy giảm lợi nhuận và mất vốn.

Như vậy, ngân hàng sẽ có động cơ giấu nợ xấu bằng cách giãn nợ, tái cho vay… để tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đạt dưới 3% và không phải bán nợ xấu cho VAMC. Khi buộc phải bán nợ thì khoản vốn nhận được từ tái chiết khấu ngân hàng sẽ có tiềm năng cho vay những món nợ có rủi ro cao nhằm đạt lãi suất cao thay vì thận trọng để bù vào những khoản bị buộc phải trích lập. Đây là tình huống của sự lựa chọn ngược mà hệ quả là dễ dẫn đến vòng xoáy nợ xấu lặp lại.

3.2.3 Hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ xử lý nợ xấu

Trong quan hệ này, NHNN đóng vai trò như một người trọng tài điều khiển cuộc chơi khi đặt ra những qui định và giám sát việc thực hiện với mục đích nhằm khơi thông tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên với động thái thận trọng đến mức phản ứng chậm chạp của chính NHNN làyếu tố cực kỳ then chốt khiến cho VAMC chưa đi vào hoạt động thực chất. Trong khi đó, hàng loạt văn bản pháp quy có tính chất hỗ trợ cho hoạt động của VAMC nói riêng và môi trường pháp lý mua bán nợ nói riêng vẫn chưa được ban hành kịp thời, chẳng hạn như quy chế hoạt động của VAMC, quy chế phát hành trái phiếu đặc biệt, tỷ lệ tái cấp vốn đối với trái phiếu đặc biệt, các qui trình, phương pháp định giá nợ, tài sản; các qui trình, phương pháp bán nợ, tài sản, sự tham gia của các nhà đầu tư thứ cấp…Ngoài ra, nếu những qui định này không chặt chẽ, minh bạch có thể dẫn đến cơ chế xin cho, gây biến dạng thị trường cũng như nguy cơ tồn tại lợi ích nhóm.

Ngoài ra, việc xử lý nợ xấu chắc chắn gắn chặt với bộ khung pháp lý về xử lý nợ của hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống pháp lý thuận lợi phải đảm bảo nhanh chóng phá sản các doanh nghiệp

30

không còn khả năng trả nợ, thanh lý tài sản đảm bảo nhanh và bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Quá trình xử lý nợ xấu gắn liền với hiệu quả hoạt động của khuôn khổ pháp luật, đẩy nhanh quá trình tố tụng sẽ giảm thiểu chi phí thu hồi nợ, ảnh hưởng quyết định đến việc xử lý nợ cũng như tính tích cực của chủ nợ lẫn con nợ trong quá trình giải quyết. Tuy vậy đây là một trong những điểm nghẽn của hệ thống tư pháp trong rất nhiều năm và chưa có dấu hiệu sẽ hoàn chỉnh trong thời gian tới.

Tóm lại, với cơ chế xử lý nợ xấu qua mô hình VAMC đang được thiết kế hiện nay không tạo nhiều động cơ và lợi ích thực sự cho các bên liên quan có thể hợp tác tốt và qua đó giúp xử lý được một cách thực chất các khoản nợ xấu. Các hành vi chấp nhận rủi ro quá mức không hề được loại bỏ và tâm lý ỷ lại là điều không thể tránh khỏi đối với cả VAMC lẫn các ngân hàng.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cho việc xử lý nợ và phá sản doanh nghiệp cùng với các quyền về tài sản tối thiểu không minh bạch và không được thực thi trên thực tế cũng sẽ là những trở ngại khiến cho việc xử lý nợ khó có thể thành công. Biện pháp xử lý nợ xấu hiện nay cần phải được thiết kế lại và đặt trong bối cảnh của chiến lược tái cơ cấu ngân hàng một cách toàn diện hơn và thực chất hơn.

Một phần của tài liệu Dự án thành lập công ty VAMC (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)