rằng các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện huy động vốn và cho vay là không đổi.
Nhưng thực tế hoạt động, nhất là trong điều kiện kinh tế tiềm ẩn những biến động
phức tạp như hiện nay có thể có những phát sinh khác. Ngân hàng nên theo dõi những phát sinh trong Ngân hàng cũng như những vấn đề kinh tế nói chung có thể ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói
chung, để từ đó kết hợp với dự báo trên kế hoạch lập thành kế hoạch tài trợ thanh
khoản hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thanh khoản ở OCB Đồng Tháp.
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG - ĐÔNG THÁP
5.1. KẾT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ
5.1.1. Kết quả đạt được
Trong tình hình nền kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng vẫn đảm bảo thanh
khoản là một điều rất tốt:
Chi nhánh mới thành lập, uy tín chưa cao, lại chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng khác trên địa bàn, chia sẽ nguồn vốn từ địa bàn thì việc huy động vốn biến động phức tạp là điều đương nhiên nhưng vào năm 2010 ngân hàng đã duy trì và tăng trưởng vốn huy động đáng kể. Tạo nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng.
Số lượng nhân viên tín dụng rất ít, giám sát không chặt chẽ mục đích sử dụng
vốn vay của khách hàng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc thu nợ được Chi
nhánh triển khai khá tốt, nợ quá hạn thấp. Đây là điều bất cứ ngân hàng nào cũng muốn đạt được.
Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn,
do đó, thành phần tiền biến động của Chi nhánh là khá thấp. So với các Chi nhánh
ngân hàng khác thì việc duy trì thành phần tiền biến động dưới 7% là rất tốt, đảm
bảo được khả năng chỉ trả tiền gửi không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, chi nhánh liên hệ chặt chẽ và được sự hỗ trợ từ Hội sở nên việc rủi ro thanh khoản thời điểm không xảy ra.
5.1.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được thì ngân hàng vẫn còn không ít những mặt hạn chế trong quả lý thanh khoản, cụ thể:
Mặt hạn chế đầu tiên trong quản lý thanh khoản của OCB Đồng Tháp là cơ cầu tài sản, tài sản có tính thanh khoản cao của ngân hàng quá thấp, chỉ có duy nhất là tiền mặt, còn tiền gửi tại NHNN, NHTM khác, chứng khoán ngắn hạn trong cơ cầu tài sản vẫn chưa có, cho vay khách hàng rất nhiều với tỷ trọng rất lớn, điều này rất rủi ro nếu như tình hình biến động quá phức tạp, khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn.
Trong thành phần nguồn vốn của ngân hàng cũng vậy, vốn huy động của ngân hàng tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn rất hạn chế, vốn điều chuyển chiếm trên
Luận văn tốt nghiệp
50% vào năm 2010. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính chủ động của Chi nhánh
trong việc cung cấp tín dụng và thời gian giải ngân cho khách hàng. Mặc đù là vốn điều chuyển nhưng ngân hàng phải trả mức phí cao hơn nguồn vốn huy động tại chỗ. Do đó, nếu nguồn vốn điều chuyển quá nhiều thì ngân hàng không có lãi. Vì thế, ngân hàng cần đây mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn tại chỗ, và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn quá nhiều mà huy động vốn tiền gửi trên 12 tháng quá ít.
Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng như hệ số thanh khoản, trạng thái thanh khoản, Tài sản thanh khoản /Tiền gửi vẫn còn rất thấp, ngân hàng có nguy cơ bị động trước những nhu cầu rút tiền đột ngột của khách hàng. Đối với hệ số Dư nợ cho vay /Tiền gửi thì lại tăng và lớn hơn 2 lần. Điều này một lần nữa chứng tỏ rằng, công tác huy động của ngân hàng vẫn còn rất hạn chế so với cho vay khách hàng. Do đó, ngân hàng còn tiềm ấn nhiều rủi ro.
5.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THANH KHOẢN
Trên cơ sở phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tới. Để nâng cao chất lượng quán lý thanh khoản tại ngân hàng tác giả xin đưa ra một số giải pháp sau: