0 5 10 15 20
Hình 12: Mô hình tam giác trong việc xác định tốc độ
Ví dụ như biết “Tốc độ” bao gồm có ba giá trị ngôn ngữ là “nhanh”, “chậm” và “trung bình” tuy nhiên với một tốc độ thực tế là 40km/h thì tùy từng hoàn cảnh ta cho là nhanh, tùy từng hoàn cảnh lại cho là không nhanh. Như với tốc độ trong một cuộc đua xe đạp thì đó là chậm nhưng tốc độ của một người bình thường đi xe đạp thì lại có thể cho là nhanh, trong những trường hợp khác ta lại coi tốc độ đó ở mức trung bình. Hơn nữa trong cụ thể một hoàn cảnh nào đó thì lại tùy từng lúc chúng ta coi là nhanh mà có lúc lại coi là chậm, ví dụ như trong cuộc đua thì lại đối với vận động viên xuất sắc thì đó được coi là tốc độ chậm nhưng so với mặt bằng chung thì đó có thể coi là trung bình. Như vậy có nghĩa là đối với mô hình tam giác, tại từng “hoàn cảnh” sẽ lại có một sự đánh giá khác nhau hay nói cách khác thì độ “mờ” biến thiên nhanh hơn.
Mô hình hình thang
Nếu như mô hình tam giác là mô hình Fuzzy Logic được sử dụng trong trường hợp mà giá trị của các biến ngôn ngữ được xác định một cách nhạy cảm và độ mờ biến thiên nhanh thì mô hình hình thang lại mang tính chất gần với logic boolean hơn và nó có độ biến thiên mờ tương đối thấp.
Ta xét ví dụ sau: Một hệ thống logic mờ đo nhiệt độ và xác định mức độ nóng lạnh với ba khoảng cold, warm và hot.
Ta có thể lấy khoảng nhiệt độ lạnh kéo dài hơn với độ dài là đỉnh hình thang, trong khoảng nhiệt độ này hệ thống giữ cố định việc coi nhiệt độ độ là lạnh, sự biến thiên (mờ hóa) chỉ xảy ra ở các cạnh bên (không vuông góc) của hình thang. Theo ví dụ trên thì trong khoảng nhiệt độ xung quanh 20 độ, có sự mềm dẻo khi coi thời tiết lúc đó nằm trong khoảng lạnh hay ấm, tương tự đối với khoảng nhiệt độ xung quanh 60 độ. Ở tiểu luận này, mô hình hình thang được dùng để xác định tiềm năng lên hay xuống của giá chứng khoán ngày hôm nay so với xu thế của cả một khoảng thời gian trước đó.
Tổng kết
Chương này đã trình bày về cơ sở lý thuyết để xây dựng bài toán, trong đó có hai cơ sở chính là lý thuyết về kinh tế (phân tích kỹ thuật trong chứng khoán) và lý thuyết về máy tính (tìm hiểu về Fuzzy Logic).
Thông qua chương này, chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu được cách kết hợp giữa lý thuyết về kinh tế và lý thuyết về tin học trong việc tạo ra bộ đoán nhận giá chứng khoán nói riêng và đoán nhận biểu đồ tài chính nói chung.