Bảng phân chia gỗ theo 8 nhóm th−ơng phẩm

Một phần của tài liệu Môn học Cây rừng (Trang 98)

- Ví dụ trang 49 giáo trình Thực vật rừng

Bảng phân chia gỗ theo 8 nhóm th−ơng phẩm

NhómI - Gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, h−ơng vị thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất, có Cẩm lai, Dáng h−ơng, Pơ mu, Mun, Hoàng đàn…(41 loài)

Nhóm II – Gỗ có tính chất cơ lý cao nhất, các ứng lực ép dọc uấn tĩnh, kéo dọc thớ, có trị số lớn nhất. Gồm: Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến, Trai, Xoay …( 26 loài)

Nhóm III – Gỗ có tính chất cơ lý cao (kém nhóm II), gỗ dẻo dai (sức chịu uấn va đập cao nhất). Gồm: Sang lẻ, Chò chỉ, Cà ổi, Tr−ờng mật, Dâu vàng…(24 loài)

Nhóm IV - Gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, ít co dãn.. Gồm có: Mỡ, Vàng tâm, Giổi lụa, Gội nếp, Re h−ơng, Dầu, Long não, Thông nàng, Thông ba lá… (34 loài)

Nhóm V: Gồm gỗ mềm nhẹ độ bền và giá trị sử dụng kém hơn nhóm IV. Gồm có: Bản Xe, Chò lông, Vối thuốc, Chò Xanh, Chùm bao, Cồng tía, Dầu trai. . . (65 loài)

Nhóm VI - Gỗ mềm nhẹ độ bền kém và giá trị sử dụng kém hơn nhóm V. Gồm: các loại Bạch Đàn, Kơ nia, Chiêu liêu, Chò nâu, Chò nhai, Chò ổi… (69 loài)

Nhóm VII - Gỗ mềm nhẹ độ bền kém, sử dụng chủ yếu cho các công trình tạm và làm gỗ nguyên liệu. Gồm: Cao Su, Cà Lồ, Cám, Choại, Chân chim, Côm lá bạc, Côm tầng, Dung sạn, Dẻ trắng, Lòng mang xanh, Thành ngạnh lông … (46 loài)

Nhóm VIII - Gổ mềm nhẹ độ bền kém, dễ bị mối, mọt và giá trị sử dụng kém hơn nhóm VII. Gồm: Ba Soi, Ba Bét, Bay th−a, Bồ đề, Bồ hòn, Bồ kết, Bông bạc, Sung bộp, Bo, Bung bi, Cơi, Đáng, Ruối rừng, Đề, Đỏ ngọn, Gáo, Gạo … (47 loài)

Một phần của tài liệu Môn học Cây rừng (Trang 98)