Biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TỪ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Trang 28 - 31)

Để thực hiện tốt nội dung truyền đạt theo đúng ý nguyện trong việc “Giáo dục học sinh lòng yêu nước từ văn bản Trung Đại trong Ngữ văn 8” với thời lượng

lên lớp chính khóa ít là rất khó. Do đó, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau đây:

1/ Việc quan trọng nhất trong thành công dạy học theo tôi, đó là giáo viên phải soạn bài thật tốt, chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, các bài tập trắc nghiệm, tự luận phù hợp.

2/ Giáo viên cần có một giọng đọc thống thiết, dõng dạc, lúc oai hùng ngạo nghễ, lúc chậm giãi sâu lắng, lúc thong thả nhẹ nhàng, lúc mềm mại khôn khéo, một phần nào đó gây hấp dẫn cho học sinh vừa khơi gợi niềm tự hào, tự tôn của dân tộc.

3/ Phân tích các biệp pháp nghệ thuật, từ ngữ Hán Việt, thể loại văn học, đoạn văn có nhiều yếu tố biểu cảm, cách lập luận tập trung các ý có nội dung Lòng yêu nước trong mỗi bài cho học sinh qua các giờ phụ đạo do nhà trường tổ chức hoặc trong các giờ học môn tự chọn môn văn. Tuy nhiên để truyền tải thông tin đến học sinh nhanh nhất bản thân tôi soạn một số bài tập trắc nghiệm để các em thực hiện.

Chẳng hạn:

Cần hiểu về tấm lòng yêu nước thương dân của Lý Thái Tổ, - Tình hình đất nước lúc bấy giờ.

- Hoàn cảnh xuất thân của vua Lý. - Ý thức, trách nhiệm của thế hệ trước.

- Tầm nhìn xa trông rộng, định hướng cho tương lai đất nước. - Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm.

Chắc chắn mọi người đều nhận thức rằng trách nhiệm của những nhà lãnh đạo phải tiếp nối truyền thống dân tộc thật nặng nề mà nếu không có tinh thần dân tộc cao độ, dân Việt khó thể tồn tại trước bao cuồng phong muốn thổi bật gốc văn hóa dân tộc. Tư tưởng Nho Giáo từng là căn bản văn hóa của dân Việt từ thời

lập quốc và hợp với Lão Giáo, Phật Giáo và rồi với nền văn hóa Tây Phương thành nền nếp, kỷ cương người Việt ngày nay. Người Việt rất trọng nhân nghĩa, thủy chung và đối tượng của nhân nghĩa chính là người dân.

Việc định đô lập nước là một vấn đề trọng đại tới tương lai đất nước. Dời đô là khát vọng của Lý Công Uẩn, của nhân dân, của lịch sử dân tộc . Việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi. Lý Công Uẩn tâm đắc nói tới cái nơi đúng ngôi chính giữa nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, dời đô hợp với thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc lớn, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt . Kinh đô Thăng Long là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời

Chiếu dời đô đã thể hiện sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vuaĐại Cồ Việt 1000 năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Chiếu nêu bật được vai trò kinh

đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia.

Thời gian sau đó,Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà

Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam. Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của muôn đời”.

Năm 2010, Đảng và nhà nước ta đã kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tuyên bố cho toàn thế giới về thủ đô ngàn năm văn hóa của dân tộc Việt Nam. Một mốc son chói lọi biểu hiện Lòng yêu nước, tự hào, tự tôn của Đại Việt hôm nay.

Tôi cho học sinh tiến hành bài viết để kiểm tra nhận thức của học sinh. Đề bài

Viết một đoạn văn giới thiệu tác giả Lý Công Uẩn.

Sau đây là bảng số liệu thống kê điểm văn cuối học kì II Lớp 8A ( 31 học sinh) năm học 2012 – 2013

Tỉ lệ học sinh giỏi Tỉ lệ học sinh khá Tỉ lệ học sinh trung bình

67,7 % 32,3% 0,0 %

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TỪ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w