Bảng 2.8: Nơi thoát nƣớc thải sinh hoạt của các hộ gia đình…………………

Một phần của tài liệu Kiến thức thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường (nghiên cứu trường hợp 3 xã huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (Trang 51 - 144)

Còn đối với các khu chợ nông thôn có 26,6% có nhà tiêu, cả hợp vệ sinh và chƣa hợp vệ sinh và chỉ có 2,3% khu chợ nông thôn có nhà tiêu đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng, vận hành và bảo trì theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT.

Trong việc thực hành rửa tay bằng nƣớc sạch hiện nay cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Tỷ lệ ngƣời đƣợc phỏng vấn có thực hành rửa tay bằng xà phòng là: trƣớc khi ăn - 12%; sau khi tiểu tiện - 12,2%; và sau khi đi ngoài – 15,6%.

Mặc dù 35,5% trƣờng học điều tra có khu rửa tay, chỉ có 29% có khu rửa tay có đủ nƣớc và chỉ có 4,6% trƣờng điều tra có xà phòng ở khu rửa tay, phân loại theo loại trƣờng. Theo đó trong các khối trƣờng thì trƣờng mầm non lại là nơi có trang bị xà phòng để rửa tay nhiều nhất so với các loại hình trƣờng còn lại. Điều này cũng là một câu hỏi đáng để chúng ta suy nghĩ. Chỉ có 4,6% học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiểu và 11,5% học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài.

Biểu 2.5: Tỷ lệ UBND Xã có nhà tiêu đáp ứng tiêu chuẩn theo Quyết định 08/2005/QD-BYT, theo vùng sinh thái

81.8 69.2 55 46.2 26.7 14.3 12.9 12.5 36.6 0 20 40 60 80 100 South East Central Highlands Red Riv er Delta North East Total

Biểu 2.6: Tỷ lệ trƣờng học có xà phòng ở khu rửa tay, theo loại trƣờng

9.8 2.0 0.5 4.6 0 5 10 15 20

Pre-school Primary school Lower secondary school Total Tổng Nam Trung bộ Đông Bắc Tây Bắc ĐBSH Bắc Trung bộ Tây Nguyên ĐBSCL Đông Nam Bộ Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở Tổng

52

Số học sinh có thói quen rửa tay cao hơn ở những trƣờng có xà phòng ở khu vệ sinh: 30,7% học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi tiểu tiện và 64,5% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi ngoài (Hình 6).

Trong khi 68,3% Trạm Y tế Xã điều tra và 42 % UBND Xã điều tra có khu rửa tay thì chỉ có 4,7% các khu chợ điều tra có khu rửa tay. Điều này

cũng là dễ hiểu nhƣng qua đó phản ánh vấn đề chúng ta cần tập trung có giải pháp nâng cao hiểu biết, nhận thức và thay đổi thói quen cho ngƣời dân.

Lợi ích của thực hành vệ sinh sạch sẽ là rất rõ ràng và đã đƣợc công nhận rộng rãi. Đầu tƣ vào vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh cá nhân cũng góp phần tăng lợi ích về kinh tế. Với mỗi một đô-la chúng ta bỏ ra để cải thiện tình hình vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh cá nhân, chúng ta có thể tiết kiệm đƣợc hơn 9 đô-la chi phí cho y tế, giáo dục và các chi phí kinh tế xã hội khác.

Vệ sinh môi trƣờng yếu kém và các thói quen thiếu vệ sinh có thể sẽ làm ảnh hƣởng đến những tiến bộ Việt Nam đã đạt đƣợc trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, nhất là Mục tiêu 7 - quy định đến năm 2015 giảm đƣợc một nửa số ngƣời không đƣợc sử dụng nƣớc sạch và không có đƣợc điều kiện vệ sinh cơ bản. Vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh cá nhân cũng là điều kiện tiên quyết liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ khác về giảm tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, giảm suy dinh dƣỡng trẻ em, đạt đƣợc phổ cập giáo dục tiểu học.

Ở một phạm vi rộng, những tiến bộ đạt đƣợc trong y tế, dinh dƣỡng và giáo dục phụ thuộc vào sự cải thiện của điều kiện vệ sinh. Ví dụ nhƣ lợi ích của tiêm chủng cho trẻ sẽ bị mất đi nếu đứa trẻ ấy bị tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh yếu kém

Biểu 2.7: Tỷ lệ học sinh đƣợc quan sát rửa tay bằng xà phòng sau khi đi tiểu tiện và đại tiện ở trƣờng có khu rửa tay 4.6 11.5 0 5 10 15 20 Urinating Stooling

53

gây ra. Do đó, theo ông John Hendra, Điều phối viên thƣờng trú Liên Hợp Quốc phát biểu tại Hội thảo: “Với tiến độ nhƣ hiện nay thì Việt Nam sẽ khó có thể đạt đƣợc Mục tiêu Quốc gia cũng nhƣ Mục tiêu Thiên niên kỷ 7 về vệ sinh môi trƣờng”.

2.2.2. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về vệ sinh môi trường

2.2.2.1. Kiến thức, thái độ và hành vi của người dân huyện Mỹ Lộc về việc sử dụng nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước thải

Hệ thống nƣớc thải có sự ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sống của ngƣời dân. Nƣớc thải bao gồm nƣớc thải từ sinh hoạt nhƣ ăn uống, tắm giặt, nƣớc thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, nƣớc thải do sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề, nƣớc thải từ nhà vệ sinh... Nếu hệ thống thoát nƣớc của mỗi hộ dân và hệ thống thoát nƣớc chung của toàn khu vực không có hoặc không đảm bảo vệ sinh thì sẽ gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trƣờng sống và ảnh hƣởng nặng nề đến sức khỏe của mỗi ngƣời dân.

 Về nƣớc thải sinh hoạt

Mức độ ô nhiễm hay an toàn của môi trƣờng sống trong các khu vực dân cƣ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện thoát nƣớc của các hệ thống nƣớc thải sinh hoạt.

Với câu hỏi " Nước thải sinh hoạt của gia đình ông/ bà được chảy vào đâu?", chúng tôi muốn tìm hiểu về hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt của các hộ dân 3 xã đã và đang đƣợc họ xử lý thế nào.

Bảng 2.6: Nơi thoát nƣớc thải sinh hoạt của các hộ gia đình

Đơn vị: %

Nơi thoát nƣớc thải sinh hoạt Mỹ Hà Mỹ Thắng Mỹ Tiến Tổng

Bể/ hố ga riêng 12 17,4 1,9 11.4

54

sinh

Nối với đƣờng cống thoát nƣớc chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29.3 31.6 3.7 23.5

Chảy thẳng ra bên ngoài 17.3 4.5 10.3 10.7

Tự thấm xuống đất vƣờn nhà 31.3 38.7 29.0 33.5

Khác 0.7 0.0 52.3 13.8

Tổng 36.4 37.6 26.0 100

Bảng số liệu trên chỉ ra có tới 33.5% số hộ vẫn cho nƣớc thải tự thấm vào đất vƣờn nhà, tiếp đến 23.5% hộ cho nƣớc thải chảy chung vào đƣờng ống nƣớc thải thoát nƣớc chung, còn lại là tỷ lệ các hộ cho nƣớc thải chảy vào hố ga riêng do hộ tự xây hoặc hố ga có chứa chung nƣớc thải của nhà vệ sinh.

Xét theo tƣơng quan giữa 3 xã của huyện Mỹ Lộc, tỷ lệ các hộ gia đình để nƣớc thải tự thấm vào đất vƣờn nhà lần lƣợt là Mỹ Thắng 38.7%, tiếp theo đó Mỹ Hà là 31.3%, và Mỹ Tiến là 29%. Việc để nƣớc thải tự thấm xuống đất có thể là nguyên nhân gây nhiều mầm bệnh cho chính gia đình đó khi nƣớc thải có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến đất đai và không khí xung quanh.

Với các phƣơng án khác trong bảng số liệu ở trên thì cách xử lý của ngƣời dân 3 xã tƣơng đối khác nhau. Trong khi Mỹ Hà có 12%, Mỹ Thắng 17.4% hộ dân có bể hoặc hố ga riêng thì ở Mỹ Tiến tỷ lệ này chỉ là 1,9%. Qua phỏng vấn kết quả cho thấy rất ít hộ gia đình có bể ga riêng cho nƣớc thải sinh hoạt, mà chỉ có bể ga cho nhà vệ sinh.

Tƣơng tự nhƣ vậy với việc cho nƣớc thải theo hệ thống thoát nƣớc chung Mỹ Hà 29,3%, Mỹ Thắng 31,6% và Mỹ Tiến là 3,7%. Hiện nay, Mỹ Thắng có hệ thống cống nƣớc thải chung của toàn xã nên nƣớc thải sinh hoạt đƣợc đƣa vào đƣờng cống chung này. Còn Mỹ Tiến chƣa hề có hệ thống cống thoát nƣớc chung, do vậy ngƣời

55

dân đều tự thoát nƣớc ra sông, hồ, ao hay để chảy thấm xuống vƣờn nhà mình. Nhƣ vậy, chính việc thiếu hệ thống cống nƣớc là một trong những nguyên nhân khiến cho ngƣời dân thực hiện việc xả nƣớc thải không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh. Đây cũng là điều bức xúc của ngƣời dân trong huyện Mỹ Lộc “rõ là biết làm thế là ô nhiễm nhƣng biết làm sao đƣợc, không có cống thì phải thải ra sông, ra ruộng chứ ra đâu đƣợc. Tôi mong sao mà xã xây sớm mấy đƣờng cống nƣớc cho dân đƣợc nhờ. Nhƣng mà chắc cũng phải sau khi mắc nƣớc xong, có tiền mới tính tiếp”. Ngƣời dân ý thức đƣợc việc ô nhiễm môi trƣờng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới cuộc sống của mình nên rất mong có đƣờng cống nƣớc. Thậm chí, họ cho biết, chỉ cần xã yêu cầu đóng tiền để làm thì họ cũng theo ngay.

Qua khảo sát cho thấy có khoảng 7% hộ dân toàn 3 xã có bể / hố ga chung với nhà vệ sinh, trên 10% hộ dân cả 3 xã cho nƣớc thải sinh hoạt chảy thẳng ra bên ngoài. Tình trạng chung của hai xã Mỹ Hà và Mỹ Tiến là nƣớc thải qua đƣờng ống nối trực

tiếp ra đồng ruộng hoặc sông, ao, hồ gần nhà “Đấy, có bể tràn rồi nối ra hồ đằng sau

nhà đấy. Còn họ đa số họ cho ra sông, khoan thủng đường rồi tuồn ra sông. Nhưng mà

đúng nhiều nhà như thế này thì phải cho ra sông mới được” (PVS 5). Khối lƣợng

nƣớc thải hàng ngày này cũng tự thấm xuống đất vƣờn nhà hoặc chảy ra ao, hồ, sông, đƣờng đi một cách tùy tiện. Qua phỏng vấn, một số ngƣời dân cho thấy có suy nghĩ rằng nƣớc thải ra ao hồ đƣợc hòa tan nên không còn bị ô nhiễm nữa. Và họ sử dụng ao hồ có thể chỉ để riêng dùng thải nƣớc sinh hoạt, hố ga hoặc vừa kết hợp nuôi cá và xả nƣớc thải. Do vậy hiện tƣợng ao tù nƣớc đọng là rất phổ biến tại địa bàn 3 xã của Mỹ Lộc. Phần lớn nƣớc sông, hồ, ao ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải, do chăn nuôi, do nƣớc thải… Đây chính là vấn đề rất đáng quan tâm và cần sớm xử lý, bởi lẽ nƣớc thải không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn tới sức khỏe của mọi ngƣời.

Từ kết quả trên cho thấy ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trƣờng sống ngay trong chính gia đình họ và của khu vực xung quanh.

56

Và họ cũng chƣa ý thức đƣợc thoát nƣớc thải sinh hoạt không hợp lý cũng là một mối nguy hiểm gây ô nhiễm môi trƣờng sống và ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng. Do vậy, việc tác động để họ nâng cao nhận thức và việc xây dựng một hệ thống thoát nƣớc chung cho cƣ dân cả 3 xã là việc làm hết sức cần thiết, càng nhanh càng tốt để đảm bảo môi trƣờng trong sạch của khu dân cƣ.

 Về nhà vệ sinh và nƣớc thải vệ sinh

Các hộ dân sử dụng loại hình nhà vệ sinh (NVS) nào và việc xử lý phân và nƣớc thải NVS ra sao là vấn đề cần lƣu ý nhất trong quá trình thực hiện vệ sinh nông thôn vì nó không chỉ liên quan đến thói quen vệ sinh mà còn liên quan đến tập quán sử dụng phân và nƣớc thải vệ sinh trong sản xuất của ngƣời dân nơi đây. Vẫn còn rất nhiều nơi ở các huyện của tỉnh Nam Định ngƣời dân vẫn giữ thói quen sử dụng phân và nƣớc thải vệ sinh vào sản xuất nông nghiệp.

Theo một nghiên cứu về việc tái sử dụng nƣớc thải trong nông nghiệp ở Việt Nam do Trung tâm tƣ vấn PIM (Viện khoa học Thuỷ lợi) phối hợp với Viện Quản lý nƣớc Quốc tế (Accra, Ghana) thực hiện từ tháng 11/2000 đến tháng 3/2006 cho thấy, nhiều thành phố ở Việt Nam, đặc biệt ở đồng bằng, thƣờng dễ bị lũ lụt do lƣợng mƣa lớn (khoảng 1689 mm với trên 80% lƣợng mƣa xuất hiện trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10). Các thành phố đều có hệ thống ao điều hoà, kênh tiêu thoát nƣớc để bảo vệ song tất cả hệ thống công trình thuỷ lợi đều bị ô nhiễm bởi nƣớc thải đô thị. Và, những nguồn nƣớc này vẫn đƣợc sử dụng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Sở dĩ ngƣời dân vẫn sử dụng nguồn nƣớc thải cho sản xuất nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản là do họ buộc phải thế. Công ty Thuỷ nông bơm nƣớc thải vào các kênh tƣới để cung cấp cho các vùng sản xuất vì nƣớc sạch từ sông không thể đến đƣợc các vùng này. Ngƣời dân nói rằng phải phụ thuộc vào nguồn nƣớc thải vì thiếu nguồn nƣớc sạch. Nhƣ vụ mùa vừa rồi, ngƣời dân bị thất thu nhiều, bên thủy nông cũng chỉ bơm nƣớc có một lần, còn lại ngƣời dân phải tự tát nƣớc bằng tay cho ruộng của mình. Nhƣ vậy, họ vừa thiếu nƣớc và vừa không có chỗ thoát nƣớc thải nên không có cách

57

nào khác phải thải nƣớc ra đồng ruộng và sử dụng nƣớc thải đó cho chính cánh đồng của mình, cho việc chăn nuôi của mình.

Trên thực tế, không ít vùng không có nguồn nƣớc sạch cung cấp cho sản xuất nông nghiệp nên ngƣời dân đành phải sử dụng nƣớc thải bất kể nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý theo tiêu chuẩn vẫn đổ vào hệ thống thoát nƣớc thành phố rồi vào các hệ thống kênh thuỷ lợi và sông hồ tự nhiên. Các thửa ruộng tƣới bằng nƣớc thải thƣờng có năng suất thấp hơn các thửa ruộng tƣới bằng nƣớc sạch. Chất lƣợng cá nuôi bằng nƣớc thải cũng kém hơn nuôi bằng nƣớc sạch.

Một nghiên cứu của Viện khoa học Thuỷ lợi cũng khẳng định, các thửa ruộng tƣới bằng nƣớc thải có năng suất thấp hơn 7% so với tƣới bằng nƣớc sạch (theo cảm nhận của 62% nông dân đƣợc khảo sát, tỷ lệ giảm năng suất phải lên tới 20 – 30%). Sự chênh lệch này thể hiện ở vụ chiêm rõ hơn vụ mùa vì trong vụ mùa, độ sâu mực nƣớc ruộng cao hơn, các ruộng ngập trong nƣớc thải nhiều hơn, chất lƣợng nƣớc đƣợc mƣa pha loãng hơn. Nơi nào nông dân bón phân cho lúa với liều lƣợng phù hợp do đã tính toán đến hàm lƣợng dinh dƣỡng có trong nƣớc thải thì ít thiệt hại hơn.

Một khía cạnh đáng lƣu tâm nữa của vấn đề sử dụng nƣớc thải trong nông nghiệp là những tác động bất lợi đối với sức khoẻ ngƣời cho nông dân. Kết quả điều tra của nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở ngƣời dân sống trong vùng nƣớc thải là 8,8%, trong khi ở vùng không sử dụng nƣớc thải chỉ có 1,9%. Nhiễm nấm ngoài da là bệnh phổ biến nhất (chiếm 47%), thƣờng xuất hiện ở bàn tay, bàn chân do tiếp xúc trực tiếp nhiều với nƣớc thải. Tiếp đến là bệnh ngứa không rõ nguyên nhân (18%), viêm da (12%).

Qua các cuô ̣c phỏng vấn sâu cho thấy số lƣợng nhà vệ sinh đƣợc cho biết là vẫn gia tăng hàng năm nhƣng để đạt tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu về cách ly chất thải chƣa xử lý , nằm xa nguồn nƣớc sƣ̉ du ̣ng , tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh trong phân và tránh ô nhiễm môi trƣờng thì tới nay chƣa có cơ quan kiểm tra /đánh giá thƣ̣c

58 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất nhà vê ̣ sinh các hô ̣ dân đang sƣ̉ du ̣ng thƣ̣c sƣ̣ đảm bảo đúng các nguyên tắc này hay chƣa.

Bảng 2.9: Loại hình các nhà vệ sinh đang đƣợc sử dụng trong tƣơng quan với kinh tế của hộ gia đình

Loại hình nhà vệ sinh Nhóm kinh tế hộ Khá giàu Trung bình Nghèo Tổng Hố xí tự hoại N 99 131 22 252 % 70.2 59.3 34.4 59.2 Hố xí thấm dội nƣớc N 17 36 5 58 % 12.1 16.3 7.8 13.6 Hố xí một ngăn N 13 38 27 78 % 9.2 17.2 42.2 18.3

Hố xí hai ngăn dùng cho nông nghiệp N 11 6 3 20

% 7.8 2.7% 4.7 4.7

Hố xí dội nƣớc N 1 1 1 3

% 0.7 0.5 1.6 0.7

Tại địa bàn chúng tôi tiến hành nghiên cứu, loại hình NVS các hộ gia đình sử

dụng nhiều nhất là hố xí tự hoại (59.2%), tiếp đến là hố xí một ngăn (18.3%) và hối xí

thấm/dội nƣớc (13.6%). Qua bảng trên có thể nhận thấy có sự khác biệt về điều kiện kinh tế với loại hình nhà vệ sinh đƣợc các hộ gia đình tại Mỹ Lộc sử dụng. Phần nhiều

Một phần của tài liệu Kiến thức thái độ và hành vi của người dân nông thôn về nước sạch và vệ sinh môi trường (nghiên cứu trường hợp 3 xã huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (Trang 51 - 144)