GIẢI PHÁP CHUNG:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC (Trang 63 - 69)

+ Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản, thiết bị dạy học…trong đội ngũ cán bộ - viên chức, học sinh toàn trường.

+ Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường trong việc đầu tư (mua sắm), quản lý và sử dụng cơ sở vật chất; trên cơ sở Điều lệ trường THPT, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường để nâng cao trách nhiệm quản lý của các đơn vị.

- Lãnh đạo nhà trường cần nhanh nhạy, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm đề ra chủ trương đúng đắn, kế hoạch tổng thể, có tính dài hạn hoặc trong từng giai đoạn để đầu tư, phát triển và khai thác triệt để, hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường.

- Về mặt tổ chức, phải ổn định cũng như tăng cường khả năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách và vai trò của đơn vị quản lý trực tiếp quản lý cơ sở vật chất; hệ thống hóa các văn bản pháp quy, biểu mẫu, quy trình xây dựng và quản lý tài sản; xây dựng quy chế sử dụng tài sản, thiết bị nhằm tăng cường tính pháp lý khi sử dụng tài sản, thiết bị của nhà trường.

NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ:

1. Mua sắm tài sản, thiêt bị, tăng cường cơ sở vật chất:

Để làm tốt công đoạn này, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp: Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tổng thể trong một giai đoạn hoặc trong từng năm học, để vừa chủ động trong việc thực hiện kế hoạch, đáp ứng kịp thời những nhu cầu bức thiết về cơ sở vật chất của các đơn vị, vừa đảm bảo sự phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nhà trường. Hệ thống hóa các loại văn bản Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền quy định về việc mua sắm, trang bị cơ sở vật chất cho các đơn vị sự nghiệp để tránh sai sót và ngăn ngừa những hiện tượng xấu xảy ra; trên cơ sở nguyên tắc đó, phòng HC-QT phối hợp với phòng Tài vụ để thống nhất quy trình, biểu mẫu,…Giảm thiểu những thủ tục rườm rà. Trong mua sắm ngoài việc chú ý đến tính mục đích còn chú ý đến các yếu tố cần thiết khác như độ bền cao, hiện đại, đồng bộ, tần suất sử dụng lớn, có khả năng mở rộng và nâng cấp. Kiên quyết loại bỏ tư tưởng “được chăng hay chớ”.

Cần xác định rõ cơ chế quản lý tài sản thiết bị (các cấp quản lý). Căn cứ điều lệ trường THPT, làm rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng phòng, ban chức năng, để tránh tình trạng “dẫm chân” lên nhau, đổ trách nhiệm cho nhau hoặc thoái thác nhiệm vụ. Trên cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, lãnh đạo nhà trường ủy quyền cho đơn vị quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm chung về công tác quản lý tài sản, thiết bị trong toàn trường sau khi hoàn tất các thủ tục mua sắm, nhận viện trợ, biếu tặng hoặc chuyển giao từ nơi khác đến; đối với trưởng các đơn vị (các phòng, ban, tổ chuyên môn) chịu trách nhiệm quản lý tài sản, thiết bị được giao sau khi tiến hành thủ tục bàn giao giữa đơn vị quản lý CSVC với Trưởng các đơn vị. Bên cạnh đó, để quản lý, sử dụng, bảo dưỡng CSVC ngày một hiệu quả, lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên củng cố hệ thống quản lý các cấp bằng việc tăng cường xây dựng đội ngũ tham mưu có phẩm chất và năng lực; đội ngũ này phải ổn định, tránh tình trạng xáo trộn nhiều; đặc biệt để phát huy tốt vai trò quản lý của đội ngũ này, bên cạnh việc tăng cường chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, lãnh đạo phải tin tưởng, giao quyền chủ động giải quyết công việc cho họ.

3. Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa:

Sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa CSVC cũng là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý cơ sở vật chất; việc thực hiện tốt công đoạn này giúp cho nhà trường quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của mình.. Trên cơ sở chủ động được nguồn kinh phí, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo cho đơn vị quản lý CSVC xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa; thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm và trang bị những kỹ năng cần thiết về sử dụng thiết bị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

4. Kiểm kê, điều chuyển, thanh ly.

Việc kiểm kê, điều chuyển, thanh lý tài sản là công đoạn có tính nguyên tắc trong toàn bộ công tác quản lý cơ sở vật chất. Do vậy, cán bộ chuyên trách phải thực hiện nghiêm túc quy trình đầu tư, quản lý, sử dụng, bảo quản, điều chuyển, thanh lý tài sản theo luật định; đồng thời phải thật linh hoạt trong khâu điều chuyển tài sản để phù hợp tình hình thực tế, giải quyết những nhu cầu cấp thiết của các đơn vị và tránh sự lãng phí CSVC. Tin học hóa quy trình quản lý tài sản, thiết bị như: Lập chương trình mã hóa số hiệu tài sản; lưu tài sản mua sắm, xây dựng, kiểm kê, điều chuyển, thanh lý tài sản. Tăng

cường ý thức trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách và phòng chức năng quản lý tài sản, thiết bị.

8. QL công tác hành chính-quản trị trong NT

8.1. Nội dung QL:

Công tác hành chính – quản trị có vai trò hậu cần cho mọi hoạt động trong nhà trường, kết nối mọi hoạt động trong nhà trường với nhau và kết nối hoạt động của nhà trường với các lực lượng tham gia giáo dục. Vì vậy người hiệu trưởng phải quản lí công tác này và đó là một nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng nhằm phát huy hiệu quả nhất các điều kiện, phương tiện nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

1) Quản lí công tác hành chính – văn thư trong trường THPT

Công tác hành chính – văn thư trong trường THPT là các công việc về công văn giấy tờ, hồ sơ, sổ sách trong nhà trường và giữa nhà trường với các cơ quan ngoài nhà trường.Thực chất đó là chức năng thông tin trong quản lí.

Quản lí công văn giấy tờ quan trọng nhất là quản lí văn bản bao gồm quản lí văn bản đi và văn bản đến, quản lí con dấu và tổ chức khoa học các hệ thống văn bản bằng công cụ hiện đại.Mỗi văn bản ban hành đều phải đảm bảo đúng các quy định của nhà nước về hình thức, thể thức, nội dung.Con dấu phải được quản lí chặt chẽ theo luật định.

Quản lí công tác hồ sơ sổ sách trong nhà trường vừa có ý nghĩa về mặt hành chính vừa có ý nghĩa về mặt chất lượng đào tạo.Về mặt hành chính nó góp phần tạo nên nền nếp quản lí, nâng cao năng suất nghị quyết quản lí, cung cấp cho lãnh đạo quản lí những công cụ quản lí có hiệu lực giúp cho công tác thanh tra của hiệu trưởng, hạn chế các mặt tiêu cực như gian lận về giấy tờ, hồ sơ. Về mặt chất lượng đào tạo, khi thực hiện quy định về hồ sơ, sổ sách buộc mọi thành viên trong nhà trường kể cả hộc sinhphair nhiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ của mình.Quản lí công tác này, nhà trường phổ thông cần thực hiện nghiem chỉnh các văn bản pháp quy của nhà nước quy định, thực hiện các biểu, mẫu nhà nước quy định, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên nhân viên ghi các nội dung vào sổ sách đúng thời gian quy định, rõ ràng, sạch sẽ, trung thực.

Công tác này gắn chặt với hoạt động giảng dạy, học tập nhưng mang tính chất hành chính nhằm hỗ trợ thúc đẩy, kiểm tra để đưa hoạt động chuyên môn vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Thực chất công tác hành chính – giáo vụ là việc thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin về dạy học trong trường ,giúp hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh các hoạt động dạy học, đưa ra các quyết định tối ưu về hoạt đông dạy học, giáo dục.Công tác hành chính – giáo vụ gồm các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch năm học cho tổ và bộ phận của mình. - Tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

- Hướng dẫn nhân viên giáo vụ lập thời khóa biểu cho các lớp trong trường.Hướng dẫn lập thời khóa biểu theo tuần, tháng, học kì, năm học làm cơ sở để hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, giám sát đôn đốc các hoạt động.

- Giám sát, kiểm tra theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch giảng dạy của các tổ chuyên môn, thời gian, nội quy sinh hoạt của các tổ chuyên môn.

- Theo dõi nề nếp học tập chuyên cần của học sinh.

- Theo dõi lịch báo giảng của giáo viên, sổ ghi đầu bài của các lớp. - Chỉ đạo việc lập hồ sơ học sinh phục vụ cho các đợt thi cử… - Xây dựng lịch sinh hoạt và quản lí sinh hoạt.

3) Quản lí công tác quản trị - đời sống trong trường THPT

Công tác này nhằm phục vụ đời sống, sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Nó bao gồm chăm lo cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của tất cả các thành viên trong nhà trường nhằm mục đích mọi người an tâm công tác giảng dạy và học tập, tạo nên môi trường nhà trường đoàn kết vui vẻ hòa đồng và mọi người đếu hiểu biết về nhau. Với tiên chỉ là không ngừng nâng cao đời sống và hiểu biết lẫn nhau cùng phát triển nâng cao thực lực của nhà trường.

8.2. Biện pháp QL:

1) Xây dựng các quy định, nội quy trong quản lí công tác hành chính – quản trị trên cơ sở pháp quy và thực tiễn của nhà trường để giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường thực hiện.Nó bao gồm các nội dung như:

- Xây dựng kế hoạch năm học của trường cũng như kế hoạch năm học của tổ hành chính – quản trị trong đó có quy định rõ chức năng nhiệm vụ của tổ hành chính – quản trị ;

- Xây dựng nội quy học sinh;Nội quy bảo vệ trường học , nội quy ra vào trường học;

- Xây dựng nội quy giáo viên, quy định sinh hoạt chuyên môn - ……..

Để đảm bảo dân chủ cần đưa các nội dung này ra thảo luận góp ý để đi đến thống nhất cao mọi người cùng thực hiện.Hiệu trương cần có quyết định bằng văn bản và làm tốt công tác phổ biến để mọi thành viên trong nhà trường nắm được và thực hiện

2) Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tổ hành chính – quản trị

Do sự phát triển của khoa học công nghệ theo hướng ngày càng hiện đại vì vậy các nhân viên làm công tác này phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu.Mặt khác các nhân viên làm công tác hành chính – quản trị đa phần từ giáo viên chuyển sang nên cần được trang bị kiến thức chuyên ngành. Một số nhân viên được tuyển từ ngoài vào chưa có kiến thức cần thiết về sư phạm vì vậy họ cần trang bị kiến thức giáo dục nhất định.

Các biện pháp cụ thể như:

- Tạo điều kiện thuận lợi để họ được đi học tập , bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Khuyến khích, yêu cầu các nhân viên tự học, tự nghiên cứu và trao đổi giúp đỡ nhau.

- Tăng cường kiến thức pháp luật cho họ về công tác này. - Bên cạnh đó thường xuyên đôn đốc, giám sát.

3) Xã hội hóa cong tác hành chính – quản trị trong trường THPT

- Xây dựng nhận thức cho các lực lượng xã hội và quần chúng nhân dân hiểu đúng công tác XHHGD nói chung và XHH công tác hành chính – quản trị nói riêng.

- Tổ chức cho các lực lượng xã hôi tham gia vào xây dựng kế hoạch năm học và các loại kế hoạch khác đồng thời cũng phải tổ chức cho họ tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá, giám sát công việc.

4) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia công tác hành chính – quản trị trong trường PTTH

Trong nhà trường có nhiều bộ phận có quan hệ với nhau và có liên hệ mật thiết tới công tác hành chính – quản trị vì vậy cần có biện pháp phối hợp làm sao có thể phát huy vai trò chủ động của mọi thành viên, các quyết định quan trọng liên quan đến công tác này hiệu trưởng cần đưa ra nhà trường để thảo luận bàn bạc đi đến thống nhất.Có thể xây dựng cơ chế phối hợp như: Phong trào xây dựng nền nếp học tập, xây dựng phong trào “ xanh, sạch, đẹp”, xây dựng” môi trường sư phạm”, nhà trường sư phạm…

9. QL hoạt động thanh tra-kiểm tra

Giống trường Tiểu học

10. QL các mối quan hệ

10.1. Nội dung QL:

Giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Khắc phục mâu thuẫn diễn ra trong quá trình giáo dục của nhà trường phổ thông, tạo môi trường giáo dục đồng bộ và thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội là nguyên tắc cơ bản của giáo dục xã hội chủ nghĩa. Người hiệu trưởng cần nắm vững và vận dụng khả năng tối đa của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường ( Hội cha mẹ học sinh; doanh nghiệp; Đảng, chính quyền địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân…) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục.

Luật giáo dục 2005, điều 12 đã xác định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w