Tính hiệu quả: Đối với các phương pháp cơ bản thì ta thấy K-nearest neighbor
cho kết quả RMSEtb nhỏ nhất, từ những nghiêm cứu và tìm hiểu cho đến việc phân tích các giá trị sau thực nghiệm ta có thể thấy được phương pháp K-nearest neighbor bên cạnh việc kế thừa những ưu điểm của các phương pháp trước trong vấn đề lọc cộng tác mà còn khác phục những hạn chế của lọc cộng tác dựa trên người dùng.
Tính ổn định: Tập dữ liệu của Movielens tôi sử dụng để thực nghiệm có đặc điểm
là thưa thớt và người dùng có những hành vi khác nhau. Căn cứ vào các kết quả kiểm thử các thuật toán lọc cộng tác ở bảng 1 thì mỗi cách tiếp cận bằng phương pháp khác nhau cho ra những kết quả đo lường khác nhau, thử nghiệm trên các tập dữ liệu kiểm tra khác nhau cũng cho ra các giá trị sai số RMSE khác nhau. Tuy nhiên ta có thể thấy được qua biểu đồ 1 thì các phương pháp Pearson, Cosine và KNN có tính ổn định hơn hai phương pháp Manhattan và Euclidean. Nghĩa là dù tiến hành trên các tập dữ liệu kiểm tra và huấn luyện khác nhau nhưng sai số RMSE của các phương pháp Pearson, Cosine và KNN thì nhỏ hơn đáng kể. Kết quả thu được như trên vì lý do như đã nghiên cứu và trình bày trong chương 2 hai phương pháp Pearson, Cosine đạt hiệu quả khi sử dụng với tập dữ liệu thưa thớt hoặc có những hành vi khác nhau trong việc đánh giá sản phẩm vì thế trong trường hợp này 2 phương pháp này đạt hiệu quả hơn so với phương pháp Manhattan và Euclidean chỉ phù hợp khi tập dữ liệu là dày đặc. 3.3.2.2. Thuật toán SGD Qua quan sát ở bảng 3.2, biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2 thì ta có thể thấy kết quả sai số bình phương trung bình RMSE của các phương pháp thì có thể thấy thuật toán SGD đạt được hiệu quả vượt trội và tối ưu hơn nhiều so với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, các phương pháp cơ bản đã được trình bày ở chương 2 chỉ quan tâm đến hai yếu tố người dùng và sản phẩm, còn phương pháp nhân tố tiềm ẩn hay cụ thể hơn là thuật toán SGD quan tâm chi tiết hơn rất nhiều cụ thể là đến từng nhân tố như: thể loại, đạo diễn, diễn viên… đi sâu vào các đặc tính của người dùng và sản phẩm.
Ngoài ra, do SGD chỉ sử dụng một số mẫu dữ liệu huấn luyến chứ không phải
truy cập toàn bộ dữ liệu huấn luyện, hơn nữa trọng số θ được cập nhật ngay từ mẫu
huấn luyện đầu tiên nên thuật toán SGD mang lại hiệu quả về thời gian đáng kể so với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, độ tiệm cận về 0 nhanh, mang lại giá trị xấp xỉ gần nhất tối ưu và ngẫu nhiên (phụ thuộc vào mẫu huấn luyện lựa chọn). Từ đó cải thiện hiệu quả tối đa của hệ thống khuyến nghị và đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho người sử dụng.
KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:
Nghiên cứu tổng quát về hệ thống khuyến nghị: các kỹ thuật lọc cho hệ thống khuyến nghị, luận văn nghiên cứu tập trung về kỹ thuật lọc cộng tác.
Trình bày nghiên cứu về các phương pháp cơ bản để tìm kiếm một hoặc một nhóm người dùng gần nhất:
+ Phương pháp cơ bản: Manhattan, Euclidean, Pearson, Cosine
+ Phương pháp cải tiến lọc cộng tác: K-nearest neighbor dựa vào người dùng và K-nearest neighbor dựa vào sản phẩm Luận văn trình bày về mô hình nhân tố tiềm ẩn với phương pháp ma trận thừa số, cụ thể hơn là thuật toán SGD (Stochastic gradient descent) mục đích để cực tiểu hóa hàm sai số, áp dụng đạt hiệu quả khi tập dữ liệu huấn luyện lớn, tối ưu thời gian và đạt hiệu quả cao trong các hệ thống khuyến nghị. Sau đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên tập dữ liệu Movielens gói dữ liệu 100.000 đánh giá được đánh giá bởi 1000 người dùng với 1700 bộ phim. Cuối cùng, chúng tôi sẽ phân tích, so sánh và đánh giá tính hiệu quả từng phương pháp và thuật toán đã được trình bày dựa trên kết quả thực nghiệm.
2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn
Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào việc kết hợp giữa kỹ thuật lọc cộng tác và kỹ thuật lọc dựa vào nội dung, sau đó tiến hành kiểm nghiệm hiệu quả. Đây cũng là chủ đề mang tính thời sự cao của cộng đồng nghiên cứu về lọc thông tin
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ron zacharski, A programmer’s Guide to Data Mining, The Ancient Art of the
Numerati, 2012
[2]. Zheng Wen, Recommendation System Based on Collaborative Filtering, 2008
[3]. Yehuda Koren, Robert Bell and Chris Volinsky, Matrix factorization techniques
for recommender system, IEEE Computer, 2009
[4]. Badrul Sarwar, George Karypis, Joseph Konstan, and John Riedl, Item-Based
Collaborative Filtering Recommendation Algorithms, University of Minnesota,
Minneapolis, MN 55455
[5]. Léon Bottou, Stochastic Gradient Descent Tricks, Microsoft Research, Redmond,
WA,2012
[6]. Shameem Ahamed Puthiya Parambath, Matrix Factorization Methods for
Recommender Systems, Master's Thesis in Computing Science, 2013.
[7]. Francesco Ricci, Lior Rokach, Bracha Shapira, Paul B. Kantor, Recommender
Systems Handbook, Springer, 2011.
[8]. Xiaoyuan Su, Taghi M. Khoshgoftaar, A Survey of Collaborative Filtering
Techniques,Department of Computer Science and Engineering, Florida Atlantic
University, 2009.
[9]. Michael D.Ekstrand, John T. Riedl, Joseph A. Konstan, Collaborative Filtering
Recommender Systems, University of Minnesota, 2011
[10].Francesco Ricci, Lior Rokach, Bracha Shapira, Paul B. Kantor, Recommender
Systems Handbook, Springer, 2011.
[11].Michael D.Ekstrand, John T. Riedl, Joseph A. Konstan, Collaborative Filtering
Recommender Systems, University of Minnesota, 2011
[12].T. Hofmann, Latent Semantic Models for Collaborative Filtering, ACM Trans.
Inf.Syst., 22(1):89-115, 2004. [13].http://www.amazon.com [14].https://www.netflix.com [15].https://movielens.umn.edu
[16].https://lists.cc.gatech.edu/pipermail/mlpack/2013-April/000077.html
[17].Jonathan L. Herlcocker, Joseph A. Konstan, Loren G. Terveen, and John T. Riedl,
Evaluating Collaborative Filtering Recommender Systems, Oregon State University and