II. Nội dung cuộc họp:
TRÍCH LỤC HÌNH THỂ LÔ ĐẤT LÂM NGHIỆP
(trích từ Bản đồ GĐLN-GR)
(Kèm theo biên bản GĐLN-GR và sổĐỏ)
Tờ số:...
Họ tên chủ rừng: ... Bản………..Xã (phường)...Huyện ... Diện tích lô đất...ha thuộc tiểu khu ... khoảnh...lô số... Theo bản đồđịa chính thuộc tờ bản đồ số ... thửa số... Tên xứđồng ...
Ngày...tháng...năm 200...
Quy hoạch sử dụng đất và Giao đất giao rừng có sự tham gia
67
PHỤ LỤC 2: CÁC ĐIỀU LUẬT TRÍCH TỪ CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH LIÊN
QUAN ĐẾN LÂM NGHIỆP
Quyết định 178/2001/QD-TTg
Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khóan rừng và đất lâm nghiệp
Điều 5: Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.
2. Được thu hái lâm sản phụ, hoa, quả, dầu, nhựa..., trong quá trình bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định hiện hành.
3. Được khai thác cây gỗ chết khô, cây đổ gẫy, cây sâu bệnh theo thiết kế khai thác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép. Lâm sản nói trên được tự do lưu thông khi có đủ thủ tục theo quy định.
4. Được khai thác tre, nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ 80% trên diện tích đất được giao theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành; được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản thu được sau khi nộp thuế.
5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộđược phép khai thác (trừ những động vật, thực vật nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ) theo thiết kếđược Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuân theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành. Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ
85% - 90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Điều 6: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng và chăm sóc rừng theo quy định hiện hành. 2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc
trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và phải
đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.
4. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kếđược Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác. Giá trị sản phẩm khai
Quy hoạch sử dụng đất và Giao đất giao rừng có sự tham gia
68 thác sau khi nộp thuếđược phân chia theo tỷ lệ như sau: hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 90 - 95%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tựđầu tư vốn để trồng rừng thì được hưởng 100% sản phẩm khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 10% diện tích do chủ rừng đã gây trồng thành rừng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
Điều 7: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng tự nhiên quy hoạch rừng sản xuất: 1. Được trồng xen các cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác
các lợi ích khác của rừng phù hợp với quy chế quản lý rừng sản xuất.
2. Được tận dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm hiện hành.
3. Được khai thác lâm sản để giải quyết nhu cầu gia dụng (trừ những động vật, thực vật nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm theo quy định của Chính phủ và danh mục động vật, thực vật ghi trong phụ lục công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp - CITES ). Nếu có nhu cầu làm nhà mới để tách hộ hoặc thay thế nhà cũ, sửa chữa lớn nhà ở cho mình tại xã nơi có rừng, hộ gia đình, cá nhân phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân xã xác nhận, trình Uỷ
ban nhân dân huyện xét duyệt, cấp giấy phép khai thác không quá 10 m3gỗ tròn cho 1 hộ. Phải khai thác theo sự hướng dẫn và giám sát của xã. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc khai thác gỗ làm nhà để buôn bán.
4. Khi rừng được phép khai thác chính, hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin phép khai thác gửi Uỷ ban nhân dân xã xem xét, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt và cấp giấy phép khai thác. Việc khai thác phải tuân theo quy chế khai thác lâm sản hiện hành.
Căn cứ vào trạng thái rừng khi giao cho hộ gia đình, cá nhân, giá trị lâm sản khai thác chính sau khi nộp thuếđược phân chia theo tỷ lệ như sau:
a. Đối với rừng gỗ:
• Rừng thứ sinh nghèo kiệt: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 100%.
• Rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc sau khai thác với cây gỗ có đường kính phổ biến dưới 20 cm: Hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 70% - 80%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
• Rừng có trữ lượng còn ở mức trung bình hoặc giầu, lớn hơn 100 m3/ha, từ lúc giao
đến khi khai thác, mỗi năm Hộ gia đình, cá nhân được hưởng 2%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
b. Đối với rừng tre, nứa: được phép khai thác theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành. Sau khi nộp thuế, hộ gia đình, cá nhân được hưởng 95%, nộp ngân sách Nhà nước 5%.
Điều 9: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:
1. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trồng rừng theo quy định hiện hành.
2. Nếu nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyền lợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.
Quy hoạch sử dụng đất và Giao đất giao rừng có sự tham gia
69 3. Nếu tự bỏ vốn để trồng rừng thì được quyền tự quyết định mục đích và phương thức
gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử dụng lâm sản. 4. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được tự do lưu thông.
5. Được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng không quá 20% diện tích đất được giao.
Điều 10: Hộ gia đình, cá nhân được thuê đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để gây trồng rừng:
1. Được quyền tự quyết định mục đích và phương thức gây trồng rừng (khoanh nuôi xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng mới), lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng; được quyền tự quyết định việc khai thác và sử dụng lâm sản.
2. Nếu hộ gia đình, cá nhân nhận vốn hỗ trợ của các dự án để gây trồng rừng thì được hưởng các quyền lợi theo quy định tại quy chế các dự án đó.
3. Mọi sản phẩm khai thác từ rừng được tự do lưu thông.
4. Được sử dụng một phần đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản nhưng không quá 20% diện tích đất chưa có rừng được thuê.
Điều 23: Phần giá trị lâm sản nộp ngân sách theo quy định tại Quyết định này được để lại cho xã và chủ yếu được sử dụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phần giá trị lâm sản nộp cho Bên giao khoán được sử dụng như sau:
1. Đối với Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và các tổ chức Nhà nước khác: là một khoản thu và chủ yếu được sử dụng vào việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: là khoản thu từ hoạt động kinh doanh lâm nghiệp, phục vụ trực tiếp cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 08/2001/QD-TTg
về việc quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
Điều 19: Phân chia rừng phòng hộ theo mức độ xung yếu
1. Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất vềđiều tiết nước; những nơi cát di động mạnh; những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường xuyên đe doạ sản xuất và đời sống nhân dân có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ, phải quy hoạch, đầu tư xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng trên 70%;
2. Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình; những nơi mức độđe doạ của cát di động và của sóng biển thấp hơn, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo tỷ lệ
che phủ của rừng tối thiểu 50%;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về tiêu chí của vùng rừng rất xung yếu và xung yếu để hướng dẫn thực hiện.
Quy hoạch sử dụng đất và Giao đất giao rừng có sự tham gia 70
Điều 20: Tổ chức bộ máy quản lý rừng phòng hộ
1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của mỗi khu rừng phòng hộđể thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chếđơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Ban quản lý rừng phòng hộ là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng đó;
2. Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời chịu sự chỉđạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;
3. Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000 ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng. Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này do ngân sách của tỉnh tài trợ; Trường hợp chưa giao cho chủ rừng cụ thể, Uỷ ban nhân dân các xã sở tại chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng, đồng thời có kế hoạch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để từng bước giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nêu trên;
4. Định suất biên chế Ban quản lý khu rừng phòng hộ được xác định theo diện tích khu rừng phòng hộđược Nhà nước giao, bình quân 1.000 ha rừng có một định suất biên chế, tối thiểu mỗi Ban quản lý được biên chế 7 người.
Nghị định 163/1999/NĐ–CP
về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Điều 13: Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp
1. Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không quá 30 ha.
2. Hạn mức đất lâm nghiệp giao cho tổ chức theo Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hạn mức đất lâm nghiệp cho tổ chức thuê theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hạn mức đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thuê theo
đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân.
4. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất lấn biển thì mức đất giao cho hộ
gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào quỹđất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, bảo đảm thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác sử dụng các loại đất này vào mục đích lâm nghiệp.
Luật đất đai của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam số 13/2003/QH11
Điều 9: Người sử dụng đất
Người sử dụng đất quy định trong Luật này bao gồm: ...
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập
Quy hoạch sử dụng đất và Giao đất giao rừng có sự tham gia 71 quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử
dụng đất;
Luật của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam số 29/2004/QH11 về Bảo vệ và Phát triển Rừng
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ...
13. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
Điều 29: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
1. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau: Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và
đơn xin giao rừng;
a) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng sau đây:
a) Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả; b) Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích
chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
c) Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
3. Thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư
thôn;
b) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h và i khoản 1
Điều 26 của Luật này hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.
Điều 30: Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng 1. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn
định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;