Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán trong công tác kiểm toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán Tài sản Cố định tại Công ty Cổ phần Than Cao Sơn (Trang 31 - 35)

Chương II : HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN

2.1Thực trạng lập kế hoạch kiểm toán trong công tác kiểm toán tại Việt Nam

Việt Nam

2.2.1 Những ưu điểm trong lập kế hoạch kiểm toán:

Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC, từ đó giúp các KTV hạn chế những sai sót giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và nâng cao được hiệu quả công việc, giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.

Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm qua cho thấy kế hoạch kiếm toán được lập đầy đủ và chu đáo, đó cũng là nhân tố hàng đầu đưa đến thành công của cuộc kiểm toán.

Hiện nay ở Việt Nam đã ban hành các chuẩn mực, các luật kiểm toán hướng dẫn qui định công việc lập kế hoạch của kiểm toán nhà nước

Theo luật kiểm toán nhà nước mục 5 Qui trình kiểm toán, bước đầu tiên của quy trình kiểm toán nhà nước là chuẩn bị kiểm toán.Theo điều 51 luật kiểm toán nhà nước, chuẩn bị kiểm toán bao gồm

1. Khảo sát, thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về đơn vị được kiểm toán.

2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thông tin đã thu thập về đơn vị được kiểm toán để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp.

Hàng năm KTNN lập kế hoạch kiểm toán, trong đó ghi rõ cơ quan được kiểm toán, mục đích, phạm vi cuộc kiểm toán cũng như thời gian tiến hành các cuộc kiểm toán đó. KTNN có trách nhiệm thực hiện kế hoạch hoặc chương trình kiểm toán đã được phê duyệt hoặc những cuộc kiểm toán không nằm trong kế hoạch nhưng được Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu.

Theo Nghị định 93/2003/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước; chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt. Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kỳ báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm toán lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.

Việc ban hành luật kiểm toán nhà nước trong đó có hướng dẫn về lập kế hoạch kiểm toán đã giúp KTV nhà nước lập kế hoạch thống nhất và rõ ràng đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tại một số các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam cũng đã xây dựng được riêng cho công ty một hệ thống các quy định và hướng dẫn trong quá trình lập kế hoạch để phù hợp riêng với quy mô và tình hình thực tiễn của công ty như quy định về thời gian lập kế hoạch, mức phí kiểm toán, số lượng kiểm toán viên cần thiết cho một cuộc kiểm toán…..Công việc này giúp các công ty kiểm toán tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc lập kế hoạch kiểm toán.

2.1.2 Những tồn tại cần hoàn thiện

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, quy trình lập kế hoạch kiểm toán còn một số những tồn tại sau:

Thứ nhất,hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nhưng hành lang pháp lý cho dịch vụ kế toán – kiểm toán chưa được đầy đủ.Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán kiểm toán (Bộ Tài Chính), Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – (VACPA) Bùi Văn Mai thừa nhận: Thị trường kiểm toán Việt Nam còn tồn tại những yếu kém là do hệ thống pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán và kế toán của Việt Nam chưa đồng bộ.Có thể thấy hiện nay mới có duy nhất 2 văn bản pháp luật hướng dẫn lập kế hoạch kiểm toán nhà nước là luật kiểm toán nhà nước và Nghị định 93/2003/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước cùng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 300 quy định về lập kế hoạch kiểm toán.Tuy nhiên những hướng dẫn này còn rất sơ sài và chung chung.Chính những điều đó đã khiến quá trình lập kế hoạch kiểm toán chưa đảm bảo được chất lượng, hiệu quả cũng như yêu cầu đặt ra của quốc tế.

Thứ hai, nguồn thông tin thu thập phục vụ lập kế hoạch còn hạn chế do hệ thống thông tin ở Việt Nam chưa hoàn thiện, thông tin tài chính chưa được công bố rộng rãi, minh bạch, chỉ tiêu chung của ngành chưa được tính toán công khai do đó sẽ rất khó khăn trong việc thu thập các thông tin. Ngoài ra ở Việt Nam, bên thứ 3 thường có tâm lý e ngại trong việc cung cấp thông tin cho KTV.Thực tế nguồn thông tin cho lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu là do khách hàng cung cấp vì vậy tính độc lập của thông tin thu thập ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán không cao. Điều này cũng là một điểm yếu trong công việc lập kế hoạch kiểm toán.

Thứ ba, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các công ty kiểm toán đã tự thiết kế và quy định bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, hầu hết các công ty kiểm toán chưa đưa ra tiêu thức để đánh giá, chưa quy định rõ ràng trong trường hợp nào thi KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là khá, trung bình hay thấp. Kết luận của KTV về hệ thống KSNB sau khi đã trả lời các câu hỏi trong bảng phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của KTV vì thế dễ gây ra khó khăn cho các KTV trong quá trình đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng.

Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ cho công việc kiểm toán nói chung và lập kế hoạch kiểm toán nói riêng cũng là điều đáng quan tâm. Với quá trình hội nhập quốc tế, sự bùng nổ trong lĩnh vực kiểm toán sẽ là điều tất yếu tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực kiểm toán của Việt Nam đang ở tình trạng thiếu trầm trọng. Cả nước chỉ có gần 1.000 KTV có chứng chỉ hành nghề. Con số này quá ít ỏi trước sự bùng nổ nhu cầu kiểm toán.Việt Nam còn đang đứng trước tình trạng chảy máu chất xám do các KTV bỏ nghề hoặc do những người có chứng chỉ quốc tế chuyển ra nước ngoài công tác hay định cư.Ngoài ra không thể phủ nhận một thực trạng đối với nguồn nhân lực của Việt nam là vấn đề chất lượng chuyên môn.Với chất lượng của nguồn nhân lực hiện nay không thể đáp ứng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhanh và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán Tài sản Cố định tại Công ty Cổ phần Than Cao Sơn (Trang 31 - 35)