Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 119 - 120)

- Quan điểm về quản lý nợ xấu: Theo Ủy ban Basel: “Quản lý nợ xấu là

3.4.1.1. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Môi trường kinh tế chính xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều Ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các Ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng.

Để đảm bảo môi trường ổn định Chính phủ có thể đề ra các quy định về vốn điều lệ, tỷ lệ đảm bảo an toàn, nhân sự,… giảm thiểu sự thành lập các Ngân hàng, nâng cao chất lượng Ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.

Về chính trị, Nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ, một môi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền chính trị Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Tuy nhiên, Nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của

các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giuớ cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w