Theo “Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2011” do Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIII, 21-07-

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp trong những năm gần đây (Trang 34 - 36)

trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng trình bày tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIII, 21-07- 2011

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Lạm phát là vấn đề đã “cũ” vì từ lâu được con người chú ý, bàn luận và đưa nó vào tính thời sự. Tuy nhiên, lạm phát vẫn luôn được quan tâm và là vấn đề “mới” vì trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế nguyên nhân và mức độ tác động của lạm phát không gống nhau.

Cần xác lập và xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát để đưa ra các chiến lược vĩ mô. Một mặt khắc phục hậu quả của lạm phát, mặt khác coi nó như một công cụ hữu ích để phát triển nền kinh tế thông qua các hoạt động như: cung ứng tiền, phá giá nội tệ …

Vấn đề lạm phát mang tính khách quan gắn liền với nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam hiện nay. Để có thể phát triển nền kinh tế nói chung, tận dụng hiệu quả lợi thế “mở cửa” của nền kinh tế thị trường nói riêng thì chúng ta cần phải khắc phục được lạm phát.

Để khắc phục được vấn đề này, không chỉ là việc làm của 1 vài người mà cần có sự chung sức của toàn xã hội. Trước hết, đó là sự nhận thức được tình hình lạm phát và những tác động của nó tới nền kinh tế cũng như đời sống của người dân. Những phương hướng khắc phục lạm phát của Đảng và nhà nước đưa ra cần được thực hiện nghiêm túc, tích cực. Đi kèm việc thực hiện là công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ và những hình thức xử lý “mạnh tay” khi vi phạm.

Hiện tại, trong việc giải quyết rất nhiều vấn đề chứ không riêng lạm phát thì tính chất quyết định hầu hết không còn nằn ở chỗ đưa ra giải pháp mà thực hiện giải các giải pháp ấy như thế nào?

Là người đi học, làm tốt việc học, nâng cao tri thức và sự hiểu biết cũng là cách tốt góp phần khắc phục hậu quả lạm phát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(phần này mọi người cùng bổ sung vào nhé, nguyên tắc ghi như sau:

VD: PGS. TS. Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án, tái bản

lần 3, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2008.)

1. Nguyễn Văn Công, Hoàng Yến, Vũ Thu Giang, Vũ Văn Tảo, Phạm Thị Kiều Thu, Nguyễn Tôn Trường, Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, Nxb Thống Kiều Thu, Nguyễn Tôn Trường, Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô, Nxb Thống Kê, 1996.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp trong những năm gần đây (Trang 34 - 36)