Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực tt (Trang 26)

Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH đề xuất của phòng Đào tạo

24

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH đề xuất của phòng Đào tạo

TT Mức độ khảo nghiệm Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 Điểm X Thứ bậc Điểm X Thứ bậc 1

Nâng cao năng lực QL cho CB QL Phòng đào tạo để đáp ứng yêu cầu QL đào tạo theo tín chỉ.

2.96 1 2.88 1 0 0

2

QL việc lập, thực hiện kế hoạch ĐT, thời khóa biểu, khối lượng GD

2.85 3.5 2.78 5 -1,5 2,25

3

Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2.85 3.5 2.84 3 0,5 0,25

4

Phối hợp QL và sử dụng có hiệu quả CSVC và trang thiết bị dạy học.

2.84 5 2.80 4 1 1

5 Đổi mới hoạt động kiểm tra

đánh giá 2.92 2 2.85 2 0 0

6

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICTs) trong QL HĐDH đáp ứng đào tạo theo tín chỉ.

2.76 6 2.65 6 0 0

Trung bình chungX , 2.86 2.80 3.5

Để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề trên, tác giả sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán

2 2 6. 1 ( 1) D r n n     Trong đó: r: Hệ số tương quan thứ bậc

25

n: Số nội dung được đánh giá

Thay số liệu tính được hệ số tương quan r = +0.90. Tương quan trên là thuận và rất chặt chẽ, có nghĩa là mức độ phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp rất cao, có giá trị trong thực tiễn QL HĐDH của nhà trường.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL đề xuất

Tiểu kết chương 3

- Những biện pháp QL của phòng Đào tạo đối với HĐDH được đề xuất trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng nội dung và các biện pháp QL đã được sử dụng của phòng Đào tạo trong những năm qua. Các biện pháp đề xuất này là rất cần thiết và có tính khả thi cao bởi nó được đề xuất với điều kiện đảm bảo các nguyên tắc như tính đồng bộ, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính khả thi, ứng dụng trong thực tế. Các biện pháp này đều thể hiện rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung và cách thực hiện cụ thể, rõ ràng, được Lãnh đạo nhà trường, các CB QL, chuyên viên, GV ủng hộ, nhất trí.

- Về quan niệm nhận thức thì 100% ý kiến cho rằng đây là các biện pháp rất cần thiết, các biện pháp này vừa khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót trong QL HĐDH của lãnh đạo phòng Đào tạo vừa phát huy những điểm mạnh và khẳng định hình ảnh, năng lực QL của người CB QL, nhấn mạnh tới việc đổi mới QL giáo dục trong nhận thức, tư duy và trong hành động thực tiễn.

- Về tính khả thi, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp thì sẽ đạt được hiệu quả chất lượng mới trong hoạt động QL của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực. 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Cần thiết Khả thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là kết quả nghiên cứu của tác giả về thực trạng QL HĐDH của phòng Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả xin rút ra một số kết luận sau:

QL HĐDH cần có một hệ thống biện pháp QL đồng bộ, phù hợp, khoa học và thực tiễn.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luôn bám sát và đã thực hiện được mục tiêu đề tài, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc QL HĐDH trong nhà trường. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biện pháp HĐDH cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó là:

Qua trưng cầu ý kiến CB QL, CB phòng Đào tạo và một số GV có uy tín giàu kinh nghiệm QL và giảng dạy, đều cho rằng các biện pháp QL được đề xuất là thực sự cần thiết và tính khả thi cao đối với công tác QL HĐDH của phòng Đào tạo.

Trong quá trình phát triển của trường, có những giai đoạn, trong những điều kiện nhất định, các biện pháp QL nêu trên cũng đã áp dụng ở một số khía cạnh nào đó, góp phần từng bước QL HĐDH ngày càng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại. Các biện pháp đề xuất nếu được áp dụng một cách đồng bộ thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả QL HĐDH của phòng Đào tạo trường Đại học Điện lực. Do thời gian và điều kiện có hạn nên tác giả chưa thể đi sâu hết mọi vấn đề của đề tài. Vì vậy, có thể coi đề tài đang là tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo ở mức độ sâu và rộng hơn.

2. Khuyến nghị

1. Quán triệt tinh thần đổi mới, xây dựng hệ thống đổi mới toàn diện, sâu sắc về tư duy, phương thức, cơ chế QL giáo dục trong nhà trường.

2. Đầu tư xây dựng, bồi dưỡng nguồn CB QL “tận tâm, thạo việc”, có phong cách và năng lực QL chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới.

3. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rành mạch cho các CB QL ; phân công chức năng, nhiệm vụ hợp lý cho từng đơn vị trong nhà trường.

4. Xây dựng các quy định, kế hoạch để triển khai các biện pháp QL đào tạo nói chung và các biện pháp QL HĐDH nói riêng trong nhà trường.

5. Trang bị phần mềm QL đào tạo cho phòng Đào tạo, các khoa và các đơn vị có liên quan

6. Cho áp dụng thử nghiệm các biện pháp QL HĐDH đề xuất mà tác giả đã nêu lên trong đề tài.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của phòng đào tạo đối với hoạt động dạy học tại trường Đại học Điện Lực tt (Trang 26)