Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực hà tĩnh (Trang 25 - 108)

Singapore là quốc gia trẻ của Châu Á (thành một nhà nước tự chủ vào năm 1959) được Âu hóa, thông thạo tiếng Anh. Theo thống kê vào năm 2007, dân số của nước này khoảng 4,6 triệu người (trong đó 76,8% là người Hoa; 13,9% người Mã Lai; 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1,4% người gốc khác), nguồn nhân lực của Singapore đa dạng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo. Chính phủ chú trọng đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực. Singapore đã xác nhận các giá trị quốc gia cho phép công dân Singapore giữ được các đặc trưng và di sản văn hóa của mình gồm: Quyền lợi quốc gia đặt trên quyền lợi của cộng đồng; quyền lợi của xã hội đặt trên quyền lợi cá nhân; gia đình là hạt nhân cơ bản của xã hội; sự giúp đỡ cộng đồng và tôn trọng đối với cá nhân; đồng lòng, nhất trí, tránh xung đột; hòa chủng tộc và tôn giáo. Lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở mọi người về sự cần thiết tôn trọng, hào hiệp giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ tham dự vào tất cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước, dẫn đạo, định hình sự phát triển kinh tế, xã hội và quản lý xí nghiệp. Singapore đưa ra các chính sách khích lệ thu hút chất xám ở nước ngoài, kích thích đầu tư, chuẩn bị sẵn đội ngũ công nhân được đào tạo và có kỷ luật cao, tuyển chọn các công ty nước ngoài ổn định có công nghệ tiên tiến và đã được chuẩn bị để đầu tư lâu dài.

và có nhiều điểm giống thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của Phương Tây, cụ thể là: - Đề cao vai trò của nguồn nhân lực.

- Thực hiện hoạch định nguồn nhân lực.

- Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhằm tuyển được những nhân viên giỏi.

- Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển; coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên. - Chú trọng các biện pháp nâng cao quyền lực cho nhân viên.

- Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Còn phong cách Á Đông trong quản trị nguồn nhân lực của Singapore thể hiện thông qua sự quan tâm đặc biệt đến phúc lợi, công bằng xã hội và gia đình nhân viên. Singapore đã đạt được sự đoàn kết chính trị mà không cần sự đồng nhất chủng tộc, phát triển được tính hiệu năng cần thiết trong cạnh tranh mà vẫn giữ được trọng trách của Nhà nước đối với an sinh xã hội. Kinh nghiệm của Singapore cũng chỉ ra rằng, nếu có cơ chế quản lý kinh doanh tốt thì các DNNN vẫn hoạt động thành công tốt đẹp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị Nguồn nhân lực như: Khái niệm quản trị nguồn nhân lực; quá trình phát triển của quản trị nguồn nhân lực; nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực. Đồng thời cũng nêu lên những kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của một số nước tiên tiến trên thế giới.

Theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực ở các Chương sau của Luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH II.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Hà Tĩnh

II.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, có tư cách pháp nhân. Thực hiện công tác hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, có con dấu riêng, được mở tài khoản ở Ngân hàng TMCP ĐT&PT Hà Tĩnh. Đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ Nhà nước ban hành.

- Tên công ty: Công ty Điện lực Hà Tĩnh

- Tên giao dịch quốc tế: Hà Tĩnh Power Company, viết tắt: PCHT. - Địa chỉ: Số 06 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Thành Phố Hà Tĩnh

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Tĩnh

Điện lực Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 493 NL/TCCB-LĐ ngày 30/9/1991 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng, việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là một bước khởi đầu đầy những khó khăn vất vả của một đơn vị mới được thành lập. Tháng 4/2010 Điện lực Hà Tĩnh được đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Tĩnh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc (Số 20 Trần Nguyên Hãn – Thành phố Hà Nội). Trước khi thành lập Điện lực Hà Tĩnh, hệ thống lưới Điện trên toàn địa bàn tỉnh chỉ có một chi nhánh trực tiếp quản lý vận hành là Chi nhánh Điện Thị xã Hà Tĩnh, trực thuộc Điện lực Hà Tĩnh.

Hiện Công Điện lực Hà Tĩnh được giao quản lý một khối lượng tài sản gồm 900 tỷ đồng, trong đó gồm có 8 trạm trung gian 35/10/6Kv, 2.205 trạm biến áp phân phối với công suất 454.630 KVA, 4.466 Km đường dây trung áp 35-10-6Kv.

Từ năm 2001 đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã vượt kế hoạch đề ra và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Song bên cạnh công tác quản lý lưới Điện, giao tiếp khách hàng. Công ty Điện lực Hà Tĩnh không ngừng cung cấp và cải tạo lưới Điện ổn định, chất lượng ngày càng đạt kết quả cao hơn.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã duy trì và phát triển tốt hệ thống đường dây cao thế và hạ thế trên địa bàn tỉnh, xây dựng và cải tạo các công trình Điện tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động và giữ được uy tín đối với khách hàng nói riêng và toàn Tổng công ty Điện lực Miền Bắc nói chung.

II.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức quản lý theo mô hình điều khiển trực tuyến chức năng, có bộ máy quản lý và chỉ đạo như sau:

+ Giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên. Giám đốc có trách nhiệm cùng các phó giám đốc, hướng dẫn các phòng ban chức năng thực hiện các công việc tác nghiệp , chức năng cụ thể của mình.

+ Các Phó giám đốc: Nhận chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và xử lý các quyết định trong lĩnh vực được phân công , chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Các phó giám đốc còn có nhiệm vụ hướng dẫn thi hành quyết định của Giám đốc và nhận phản hồi các thông tin từ các phòng ban nghiệp vụ trình lên Giám đốc để bàn phương hướng giải quyết. Hiện nay Công ty Điện lực Hà Tĩnh có 3 Phó Giám đốc:

Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách toàn bộ công tác Kỹ thuật.

Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kinh doanh bán Điện mà toàn bộ doanh nghiệp đã và đang thực hiện.

Phó giám đốc phụ trách công tác Đầu tư XD cơ bản: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác DTXDCB;

+ Kế toán trưởng. Là quan sát viên nhà nước giám sát hoạt động tài chính của Giám đốc bên cạnh doanh nghiệp, mặt khác còn có nhiệm vụ giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Tổng công ty và Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính kế toán, hạch toán kế toán (theo phân cấp của Tổng công ty) đảm bảo đúng chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước, của Công ty.

+ Các phòng ban, các đơn vị sản xuất: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc đã được giao theo từng chức năng riêng. Các phòng ban mang nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng dùng Điện trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh.

+ Khối phụ trợ: Gồm 01 đơn vị . Nhiệm vụ chính của khối này nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong toàn PCHT hoàn thành được nhiệm vụ của đơn vị mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khối sản xuất trực tiếp: Bao gồm 12 đơn vị.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của PCHT

II.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Hà Tĩnh.

Điện lực Hà Tĩnh có nhiệm vụ quản lý điều hành thống nhất các hoạt động của ngành Điện tại tỉnh Hà Tĩnh, tổ chức tiếp nhận và phân phối Điện năng phát triển và hoàn thành nhiệm vụ các chỉ tiêu của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc giao.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY VĂN PHÒNG (P1) PHÒNG (P2) KẾ HOẠCH VẬT TƯ PHÒNG (P3) TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG (P4) KỸ THUẬT PHÒNG (P5) TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG (P8) QUẢN LÝ XÂY DỰNG PHÒNG (P9)

KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

PHÒNG (P11)

THANH TRA AN TOÀN

PHÒNG (P6) THANH TRA BV VÀ PC PHÒNG (P7) ĐIỀU ĐỘ ĐIỆN LỰC (ĐL) 12 ĐIỆN LỰC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH ĐTXDCB PHÂN XƯỞNG (PX) THÍ NGHIỆM ĐIỆN PHÒNG (P10) VIỄN THÔNG VÀ CNTT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH VĂN PHÒNG(CĐ) CÔNG ĐOÀN

Công ty Điện lực Hà Tĩnh có tư cách pháp nhân và hạch toán kinh tế phụ thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, được Tổng công ty uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Quản lý, kinh doanh bán Điện trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia công, lắp đặt các cấu kiện đường dây và trạm biến áp đến 35kV. - Sữa chữa, lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị Điện đến 35kV.

- Lập dự án đầu tư các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV trở xuống. - Thiết kế và lập tổng dự toán các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV trở xuống.

- Ký kết các hợp đồng kinh tế trong phạm vi được uỷ quyền.

- Làm chủ nhiệm điều hành các dự án nội bộ được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc giao.

- Tiếp tục tiến hành đẩy mạnh hoàn thiện công tác cải tạo xây dựng và phát triển hệ thống lưới Điện.

- Tổ chức thiết kế lưới Điện, phân phối sửa chữa đại tu thiết bị Điện.

- Thực hiện việc bán Điện đến tận hộ dân, tại các thị xã, thị trấn và vùng nông thôn - Thực hiện rà soát hoàn trả vốn lưới Điện trung áp nông thôn cho các địa phương theo chủ trương của Nhà nước.

- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương đưa giá Điện nông thôn xuống ở mức giá trần 700đ/kWh theo quy định của Nhà nước.

- Bên cạnh phấn đấu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty Điện lực Hà Tĩnh không ngừng động viên CBCNV đẩy mạnh các hoạt động văn hóa xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đưa hoạt động của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đạt những thành tựu to lớn xứng đáng là một đơn vị có phong trào hoạt động tốt trên các mặt, thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh mà Tổng công ty Điện lực Miền Bắc giao. Đồng thời những năm qua Công ty Điện lực Hà Tĩnh còn góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

II.1.4. Môi trường kinh doanh, thị trường.

Điện năng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước, nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các

nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như Miền Bắc; bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể tiến hành được trên cơ sở công nghiệp hoá mà Điện năng là một loại “nhiên liệu” đặc biệt không thể thiếu được cho sự phát triển của mọi ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh đó, Điện năng còn có vai trò to lớn trong lĩnh vực phục vụ kinh tế - xã hội của con người trong một xã hội hiện đại. Nói cách khác, Điện năng rất cần thiết và có ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đó chính là lý do mà Nhà nước cần phải độc quyền trong quản lý và kinh doanh Điện năng. Thị trường tiêu thụ Điện là thị trường độc quyền.

Điện năng là một loại hàng hoá công cộng, hoạt động sản xuất kinh doanh Điện lực vừa mang tính phục vụ, vừa mang tính kinh doanh. Thật vậy, Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt, không nhìn thấy được, không sờ mó được, không thể để tồn kho ... Quá trình sản xuất - truyền tải - phân phối - bán Điện - sử dụng Điện xảy ra đồng thời, từ sản xuất đến tiêu thụ, sử dụng không qua tay một khâu thương mại trung gian bên ngoài. Điện năng là sản phẩm thông dụng, tác động đến mọi người, mọi gia đình, mọi hoạt động xã hội...

Nghị quyết hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã chỉ rõ: “Nhà nước giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải Điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu” . NQTW 3 khoá IX cũng chỉ rõ: “Thực hiện độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cần thiết, nhưng không biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp” , và “Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận, và cần tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng” “Nhà nước giữ cổ phẩn chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực như sản xuất Điện”.

Trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, chỉ có duy nhất Công ty Điện lực Hà Tĩnh là doanh nghiệp cung ứng và kinh doanh Điện năng cho tất cả các khách hàng của Tỉnh Hà Tĩnh. Mặc dù kinh doanh mặt hàng độc quyền, song Công ty Điện lực Hà Tĩnh vẫn phải nắm bắt nhu cầu thị trường, của khách hàng và tìm cách thoả mãn tối đa các nhu cầu đó.

Bảng 2.1: Tổng sản lượng Điện sản xuất các năm qua 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Sản lượng Điện nhận (KW) 305.074.524 231.001.271 343.105.660 Sản lượng thương phẩm (KW)

293.374.657 202.553.759 304.687.111 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kinh doanh – PCHT

Bảng 2.2: Tăng trưởng chiều dài đường dây các loại qua các năm

Bảng 2.3: Trạm biến áp 2010 2011 2012 Năm Cấp Điện áp Số trạm biến áp (trạm) Tổng dung lượng (KVA) Số trạm biến áp (trạm) Tổng dung lượng (KVA) Số trạm biến áp (trạm) Tổng dung lượng (KVA) 35kV 1,064 202,024 1,123 252,323 1,264 289,024 22 KV 219 74,660 256 85,541 399 82,660 10 KV 442 82,234 410 87,431 542 93,234 Cộng 1.725 358.918 1.789 425.295 2.205 454,630 Nguồn: Phòng Kỹ thuật - PCHT 2010 2011 2012 Năm Cấp Điện áp Tổng chiều dài (Km) %/Tổng số Tổng chiều dài (Km) %/Tổng số Tổng chiều dài (Km) %/Tổng số 35kV 1,528.462 27% 1,855.062 29% 2,573.155 37% 10-6-22kV 1,218.555 21% 1,530.226 24% 1,893.125 27% 0.4kV 2,839.674 52% 3,055.283 47% 2,433.565 36% Cộng 5,586.691 6,440.571 6,899.845

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng

Năm 2010

2011 2012

Công tơ (Cái) 253.326 293.156 356.219

Khách hàng (Hợp đồng) 252.154 292.987 352.946

Nguồn: Phòng Kinh doanh - PCHT

Như vậy, qua các năm gần đây cho thấy khối lượng quản lý vận hành của PCHT tăng tỷ lệ thuận với sản lượng thương phẩm và mức tăng ngày một cao.

Xét về phạm vi địa lý, PCHT quản lý vận hành các tuyến đường dây và trạm biến áp tại tỉnh Hà Tĩnh.

Cả Tổng công ty Điện lực Miền Bắc có 35 đơn vị thành viên, trong đó có PCHT Bảng 2.5: Kết quả hoạt động SXKD qua các năm của PCHT

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

2010 349.167 242.127

2011 456.195 357.287

2012

569.172 346.706

Công ty Điện lực Hà Tĩnh là công ty hạch toán phụ thuộc NPC nên

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực hà tĩnh (Trang 25 - 108)