ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Long Giang trên thị trường EU (Trang 49 - 73)

XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LONG GIANG TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2007-2011

Dựa trên những phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường EU giai đoạn 2007-2011trong các mục trên, mục này sẽ đánh giá những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty giai đoạn 2007-2011, Đồng thời xem xét nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở định hướng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc của công ty giai đoạn 2012-2015. Để làm được điều đó chuyênđề sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

1. Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường EU giai đoạn 2007-2011 là cao hay thấp?

2. Năng lực cạnh tranh các sản phẩm may mặc của công ty cổ phần Đại Long Giang trên thị trường EU giai đoạn 2007-2011 tăng lên hay giảm đi?

3. Công ty có thực hiện thường xuyên và đầy đủ các công việc để năng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm may mặc của mình xuất khẩu vào thị trường EU không ?

4. Các công cụ,biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường EU có đạt hiệu quả cao không?

5. Kết quả của việc năng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may xuất khẩu vào thị trường EU của công ty đạt kết quả cao hay thấp?

6. Chỉ tiêu nào đạt kết quả cao? Chỉ tiêu nào đạt kết quả thấp? Vì sao?

Trong các câu hỏi trên:

- Câu hỏi nào mà công ty thực hiện tốt sẽ được nhận xét trong mục ưu điểm. - Câu hỏi nào công ty chưa thực hiện tốt sẽ được nhận xét trong mục tồn tại. - Các vấn đề khác sẽ được nhận xét trong mục nguyên nhân của tồn tại

2.5.1. Những ưu điểm

Trong giai đoạn 2007-2011 hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc của công ty có những ưu điểm sau

Về năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty giai đoạn 2007-2011 ở mức trung bình và có tăng: Thị phần của doanh nghiệp tăng 0,073% lên 0,087% trong giai đoạn 2007-2011. Chất lượng sản phẩm tăng và cải tiến liên tục, giá cả sản phẩm rẻ một cách tương đối khoảng 4% so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ tới từ Ấn độ, Indonesia…

và rút ngắn khoảng cách về giá từ 5% xuống 2% so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.Số lượng sản phẩm và doanh số tiêu thụ, lợi nhuận kinh doanh tăng trưởng đều qua các năm mới một mức độ từ 7% - 8%

Trong giai đoạn 2008-2011, Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện thường xuyên và đầy đủ 4 nội dung công việc để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc của mình bao gồm: (1) Lựa chọn chiến lược cạnh tranh,(2) lập kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh,(3) Tổ chức thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh,(4 ) Tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó lập kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh được đầu tư thực hiện một cách công phu và bài bản

Các công việc, biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình về cơ bản đạt hiệu quả mức cho phép và các biện pháp này được cải tiến và sửa dổi theo hướng ngày càng thiết thưc và hiệu quả hơn

Kết quả nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc của Công ty đạt kết quả cao ở chỉ tiêu về số lượng khách hàng và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong giai đoạn 2008-2011, số lượng khách hàng tăng 15% tương ứng với 32 khách hàng mới và số lượng sản phẩm tiêu thụ tính chung cho cả giai đoạn tăng 8% tương ứng với 215000 sản phẩm.

2.5.2. Những mặt còn tồn tại

Năng lực cạnh tranh của công ty còn tăng chậm trong khoảng thời gian 5 năm thị phần doanh nghiệp tăng còn chậm chỉ từ 0,073% lên 0,087%.Với tốc độ tăng chậm như vậy phản ánh các sản phẩm của công ty cạnh tranh kém và khó tiêu thụ, ít được khách hàng biết đến, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty trong giai đoạn này chậm và nhích nhẹ chứ không có dấu hiệu chuyển biến rõ rệt

Mặc dù chất lượng sản phẩm đã được kiểm tra kỹ trước khi xuất hàng và cải thiện đáng kể nhưng vẫn có những trường hợp hàng hóa giao cho khách hàng bị chậm như đợt giao lô hàng 100.000 chiêc áo sơ mi vào tháng 8 năm 2010 đối tác nhập khẩu Ba Lan bị chậm 5 ngày;sản phẩm bị lỗi sợi chỉ, lỗi đường may, nhầm loại cúc sản phẩm bị trả lại làm cho khách hàng không hài lòng, ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh của công ty.

Kết quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2007-2011 đạt kết quả chưa cao, chậm chuyển biến trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phản ứng trước các chiến lược cạnh tranh của đối thủ. Kết quả của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đạt kết quả thấp ở chỉ tiêu thị phần chỉ tăng từ 0.0073% lên 0.0087%, tương đương với số lượng sản phẩm tiêu thụ nhỏ

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.5.3.1Nguyên nhân từ phía công ty

Công ty còn chưa thành lập phòng marketing trên thị trường EU nên công tác marketing trên thị trường còn yếu: đội ngũ làm marketing còn yếu và thiếu, khả năng cập nhật các thông tin biến động về các chiến lược cạnh tranh của đối thủ, các việc làm của đối thủ đề cạnh tranh trên thị trường được cập nhật thụ động đặc biệt vấn đề cập nhật giá và sản phẩm còn chưa linh hoạt và nhanh nhạy.Công ty chưa tổ chức được cuộc nghiên cứu thị trường đúng với quy mô một cách toàn diện mà chỉ ước đoán cầu trên thị trường một cách tương đối.Việc chưa thành lập được phòng Marketing khiến cho năng lực cạnh tranh của công ty trở nên hạn chế rất nhiều trong bối cảnh tình hình và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt

Bộ phận thiết kế hoạt động không hiêu quả.Dù được đầu tư nghiên cứu và được đào tạo tốt xong năng lực thiết kế mẫu mốt không được cải thiện, không theo được diễn biến thời trang và đáng giá được các xu hướng thời trang để đưa ra các thiết kế cho sản phẩm khiến cho mẫu mã sản phẩm công ty còn nghèo nàn. Đây là một trong nhưng nguyên nhân chủ đạo khiến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của công ty được cải thiện chậm trong thời gian qua

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ manh mún .Hiện tại doanh ngiệp đã lập Websites giới thiệu sản phẩm của mình song nó còn sơ sài và không được đầu tư thiết kế bài bản. mặt khác chi phí quảng cáo tại thị trường EU khá cao khiến công ty hạn chế quảng cáo trên phương tiện này. Thêm nữa việc tham gia trưng bày hàng hóa tại các hội trợ triển lãm về hàng may mặc trên thị trường EU chưa được chú trọng gần công ty chỉ tham gia ở mức độ quan sát. Do đó sản phẩm của công ty còn chưa đượ biết đến rộng rãi ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc

Trình độ tay nghề của công nhân, năng lực quản lý của các cán bộ quản trị trong công ty còn chưa cao. Ban lãnh đạo công ty còn thiếu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán với đối tác nước ngoài.Thêm nữa chất lượng tay nghề của các công nhân may còn hạn chế tỷ lệ sản phẩm lỗi cao và tinh thần làm việc thiếu chuyên nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn yếu. Điều đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường EU.

2.5.3.2 Nguyên nhân từ phía nhà nước

Nhà nước vẫn chưa có chính sách giúp doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu tại chỗ. Trong bối cảnh ngành công nghiệp phụ trợ may mặc của nước ta chưa hoàn chỉnh thiếu đồng bộ và hoạt động manh mún. Các doanh nghiệp may mặc vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc khiến

cho giá nguyên vật liệu bị đẩy lên cao và ép giá. Để duy trì sản xuất các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải chấp nhận giá cao khiến giá thành sản xuất tăng dẫn tới giá bán cũng tăng và sản phẩm may của Việt Nam càng khó cạnh tranh so với đối thủ.

Thiếu các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp một cách hiệu quả trong việc xúc tiến thương mại cung cấp thông tin về thị trường hàng may mặc .Mặc dù quan hệ Việt Nam và EU tiến triển rất tốt nhưng chúng ta vẫn còn dè dặt khép mình trong việc tham gia các hoạt động trao đổi thương mại. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiêp trong nước vì gặp phải các rào cản thương mại và không nhận được sự hỗ trợ ưu đãi bằng các quốc gia khác xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường này

Quá nhiều quy định trong thủ tục trong việc xuất nhập khẩu gây mất thời gian, và chậm trễ trong các giao dịch. Việc chậm trễ do các thủ tục gây ra khiến cho doanh nghiệp lỡ cơ hội làm ăn và thực hiện các hợp đồng lớn, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp khiến công ty mất nhiều công sức và tiền bạc.

Tóm lại, chương 2 đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm may mặc của công ty trên thị trường EU giai đoạn 2007-2011 thông qua các chỉ tiêu. Đồng thời đề ra các công việc mà công ty phải làm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình. Đây là cơ sở để định hướng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường EU trong giai đoạn 2012-2015 sẽ được đề cập ở chương 3

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM MAY

MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LONG GIANG TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2012-2015

Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh cũng như những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng may mặc xuất khẩu của Công ty cổ phần Đại Long Giang trên thị trường EU giai đoạn 2007-2011 cũng như những chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng ở chương 1 và chương 2. Chương 3 sẽ nghiên cứu những cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc của công ty cũng như những định hướng của doanh nghiệp giai đoạn 2012-2015 để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đã nêu lên ở chương 2.

Để đạt được mục tiêu trên, chương 3 có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi: (1) Xu hướng phát triển của thị trường xuất khẩu các sản phẩm may mặc trong giai đoạn 2012-2015 là gì? (2) Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty giai đoạn 2012- 2015 là gì? (3) Định hướng phát triển xuất khẩu cho các sản phẩm may mặc của công ty giai đoạn 2012-2015 như thế nào? (4) Nhằm đạt được những định hướng đã đề ra từ nay tới năm 2015, công ty cần thực hiện những giải pháp nào và có những kiến nghị gì tới Nhà nước để nâng cao năng lực canh tranh cho các sản phẩm may mặc sang thị trường EU?

Kết cấu chương 3 gồm 3 phần chính: (3.1) Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Long Giang giai đoạn 2012-2015; (3.2) Định hướng phát triển của công ty cổ phần Đại Long Giang giai đoạn 2012-2015; (3.3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Long Giang giai đoạn 2012-2015

3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC SẢN PHẨM MAY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LONG GIANG TRÊN THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2012-2015

3.1.1. Dự báo xu hướng tiêu dùng mặt hàng may mặc trên thị trường EU trong giai đoạn 2012-2015

Mục này chuyên đề sẽ dự báo xu hướng tiêu dùng các mặt hàng may mặc trên thị trường EU trong giai đoạn 2012- 2015 nhằm làm rõ trong giai đoạn 2012-

2015 thị trường có nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng nào? mẫu mã thiết kế nào sẽ được ưa chuộng? chất liệu nào sẽ được sử dụng?dự báo số lượng tiêu thụ là bao nhiêu?những thị trường nào có tiềm năng tiêu thụ nhiều nhất?

Chuyên đề dựa trên các số liệu tham khảo từ các cuộc điều tra và các báo cáo điều tra để đưa ra các nhận định về xu thế tiêu dùng mặt hàng may mặc của công ty . Từ đó công ty sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm,kênh phân phối, về các hoạt động xúc tiến hỗn hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của công ty trên thị trường EU trong giai đoạn 2012-2015

Theo số liệu thống kê của hiệp hội may mặc Châu Âu giai đoạn 2012-2015 sản xuất hàng may mặc của EU có xu hướng ngày càng giảm và năng lực sản xuất của các công ty trong nội bộ khu vực Châu Âu chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu còn 60% là phải nhập khẩu. Các doanh nghiệp may mặc Châu Âu chuyển sang phân khúc thời trang cao cấp trong khi phân khúc thời trang bình dân và đồ may mặc ở nhà không được chú trọng. Theo ước tính tốc độ tăng trưởng khối lượng nhập khẩu giai đoạn 2012-2015 là 15%.Hàng năm nhu cầu tiêu thụ hàng may mạc gồm sơ mi khoảng 2 tỷ chiếc, quần âu là 2,6 tỷ chiếc, jacket là 1,6 tỷ chiếc, complete là 1,2 tỷ chiếc, và luôn có nhu cầu thay thế đổi mới khi thị trường có những mẫu mốt mới . Điều này cho thấy EU vẫn là một thị trường hấp dẫn cho bất kỳ quốc gia nào ngay cả Việt Nam

Thị trường EU gồm 26 quốc gia và giữa các quốc gia có sự khác biệt về văn hóa và truyền thống thị hiếu đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về sở thích tiêu dùng của thị trường nàyMột số thị trường có mức tiêu thụ lớn và tiềm năng cao như: Thị trường Đức, Thị trường Pháp, Thị trường Anh , Hà Lan, Italia… chiếm tới 85% tổng số nhu cầu của toàn thị trường

Thị trường Pháp:

Đây là thị trường tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm may mặc tới từ Việt Nam.Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu hàng triệu sản phẩm may vào Pháp. Theo số lượng thông kê chính thức người Pháp tiêu thụ 12 triệu chiếc áo sơ mi/ năm , 20 triệu quần âu/ năm và số lượng quần áo ở nhà ước tính vào khỏang 20 triệu chiếc mỗi năm và nhu cầu thay mới là liên tục.Một trong những điểm đặc biệt là nhu cầu quần áo cho người cao tuổi tại Pháp đang cao và có xu hướng nhập khẩu một lượng lớn trong giai đoạn 2012- 2015 ước chừng số lượng khoảng 20 triệu bộ và thay mới thường xuyên. Cũng theo nhiên cứu mơi nhất thì chi tiêu cho mặt hàng may mặc của người Pháp sẽ tăng 1.8% năm và con số này ngàng cang tăng cao trong giai đoạn 2012- 2015

Thị trường Anh:

Theo một cuộc nghiên cứu giai đoạn 2012-2105 Chi phí tiêu dùng cho mặt hàng may mặc tại Anh trung bình khoảng 18% / năm. Tính bình quân chi phí cho đầu người là 960euro/ năm cao hơn ngưỡng bình quân của toàn thị trường Eu là

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần Đại Long Giang trên thị trường EU (Trang 49 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w