• Chất lượng của một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Các dự báo tác động của yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… nên tính định hướng cho doanh nghiệp còn hạn chế. Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo dư thừa công suất… hoặc tạo ra độc quyền trong ngành, sử dụng quy hoạch để cản trở thành phần kinh tế khác tham gia. Quy hoạch thường xuyên chưa được cập nhập, bổ xung và điều chỉnh kịp thời, do đó có một số quy hoạch tỏ ra lạc hậu với tình hình thực tế, không đáp ứng nhu cầu, không đủ căn cứ để xây dựng kế hoạch.
• Tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục có hiêu quả. Trong những năm qua mặc dù đã có nhưng tiến bộ nêu trên nhưng tình trạng trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn ngân sách các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm trước đây, gây lãng phí lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Một số bộ
ngành địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dưng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư.
• Tình hình thất thoát lãng phí còn lớn dẫn đến hậu quả đầu tư chưa cao đang là vấn đề bức xúc. Hiện tại vì chưa thể kiểm toán, thanh tra đánh giá toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng nên chưa thể khẳng định con số thất thoát mà dư luận xưa nay đề cập tuy nhiên kết quả thanh tra cho thấy số sai phạm về tài chính chiếm 14-19% tổng vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra. Trong tổng số vốn bị phát hiện nói trên số vốn kiến nghị thu hồi chiếm 5- 7% tổng số vốn được thanh tra. Qua các kết quả kiểm tra như trên ta thấy việc quản lý vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách , còn rất yếu kém, thiếu sót dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Mặt khác cũng cho thấy khi thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra thì số sai phạm bị phát hiện nhiều hơn khi tự các bộ ngành, tỉnh thành phồ thanh tra chính mình.
• Hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư chưa cao nhất là vốn ngân sách nhà nước. Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý
• Việc giải ngân chậm, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục đã làm chậm đưa các công trình đi vào sử dụng. Mới chỉ chú ý đến đầu tư nhằm phát triển năng lực sản xuất mà chuă chú ý đến đầu ra sản xuất, công nghệ sử dụng, cơ sở hạ tầng…dẫn đến sản phẩm chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao.
• Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn nhà nước kém hiệu quả, cơ chế quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng nợ nần, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
Tình hình nợ khối lượng các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do chưa có vốn thanh toándiễn ra ở một số bộ, địa phương đang là vấn đề bức xúc
II _ Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước.
1 _ Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay: + Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng, góp phần để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy sự phân bổ lại dân cư theo hướng công nghiệp hoá, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, đô thị mới, trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ cho nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển. Việc liên tục đổi mới hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung bước đầu đã giúp hình thành đòn bẩy thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế.
+ Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Doanh nghiệp nhà nước đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày càng một tốt hơn; cung ứng hàng hoá, vật tư, năng lượng, chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân, như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu,… đồng thời là một trong các lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách XH thông qua các doanh nghiệp công ích.
Sự phát triển cảu doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, Bưu chính viễn thông, dịch vụ,… đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặc dù giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp và phần tài trợ của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện
giao thông, điện, nước, thông tin, vật tư, hàng hoá cho xuất khẩu và thị trường trong nướ, đóng góp cho NSNN.
+ Doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách XH và ổn định chính trị - xã hội, định hướng công bằng, văn minh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, páht triển văn hoá giáo dục, y tế làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao về xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20%. Doanh nghiệp nhà nước là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo, hàng may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực.
+ Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn thu của NSNN. Mặt khác các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân sách cho các DNNN đã làm cho phần đóng góp thực của DNNN vào ngân sách tăng lên.
+ Tổng công ty nhà nước đã thể hiện được vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia vào các chính sách XH. Đồng thời huy động nguồn lực nội bộ trong toàn bộ tổng công ty kết hợp với các nguồn vốn khác để điều hoà thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài.
2 _ Đánh giá tình hình đầu tư phát triển trong khu vực kinh tế nhà nước. 2.1 _ Tạo ra tài sản cố định.
Vốn đầu tư cho tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần kinh tế. Trong năm 2005, Giá trị tài sản cố định khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 15,9%/năm.
Bên cạnh những thành tựu mà các doanh nghiệp nhà nước đã đạt được trong hoạt động đầu tư, vẫn còn đó những tiêu cực mà chúng ta cần phải nhắc tới như tình trạng thất thoát lãng phí và sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển tài sản cố định.
Tiền đầu tư bị thất thoát ở mọi giai đoạn đầu tư và diễn ra nổi lên theo một số dạng sau đây: Nâng giá; Khai khống khối lượng; Bớt vật tư,tráo vật tư…Các hoạt động này diễn ra với nhiều thủ đoạn gian dối, tinh vi như: hối lộ quan chức, cán bộ; lợi dụng những sơ hở trong các quy định quản lý; mua bán hoá đơn chứng từ, lập hoá đơn chứng từ giả; tráo đổi vật tư, thiết bị đưa vào công trình; lập các công ty “ma”; liên kết giữa các nhà thầu; làm rối các thủ tục, quy trình triển khai quản lý; thiếu minh bạch, dân chủ trong quản lý dự án; phối hợp chặt chẽ, thông đồng giữa những kẻ có liên quan.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí.
Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dư án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm.
Các thực trạng nhức nhối trên đã đến lúc cần được loại bỏ để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào hoạt động đầu tư phát triển tài sản cố định hữu hình.
2.2 _ Về đầu tư vào nghiên cứu đổi mới, phát triển KHCN _ KT.
Hiện nay, trong những năm đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DNNN có cơ hội đổi mới công nghệ, lựa chọn hình thức đầu tư công nghệ mới, phần quan trọng vào sự tăng trưởng của sản xuất, cạnh tranh và trụ vững trong cạnh tranh với sản phẩm và dịch vụ của nước ngoài ở một số lĩnh vực.
Sự đổi mới công nghệ này có quan hệ không chỉ với máy móc thiết bị mà còn cả phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, kỹ năng trình độ nghề nghiệp của người lao động…
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng hoạt động đổi mới công nghệ trong các DNNN cho đến nay chưa phải là rộng khắp và có chiều sâu. Năng lực cạnh tranh dựa trên công nghệ còn yếu, tỷ lệ máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến trong các DNNN còn thấp. Theo ước tính thì có khoảng 80 – 90% công nghệ hiện đại đang sử dụng tại nước ta là nhập ngoại. Nhìn chung công nghệ nước ta còn thua kém xa so với trình độ thế giới và khu vực. Nguyên nhân của nó đó là các doanh nghiệp ở nước ta diễn ra chủ yếu dưới 2 hình thức đó là: thứ nhất là thông qua liên doanh, tiếp cận chuyển giao công nghệ mới. Thứ hai là tự đầu tư mới công nghệ.
Trong tình hình đất nước còn yếu kém về nhiều mặt hiện nay ở nước ta thì chuyển giao công nghệ, nhập công nghệ thông qua con đường đầu tư nước ngoài là chủ yếu. Và định hướng này sẽ tiếp tục được thực hiện và nó đã và đang mang lại nhiều thành quả to lớn và rõ ràng trong nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp mà chủ yếu là DNNN. Tuy nhiên:
Việc chuyển giao công nghệ chưa phải là loại tiên tiến bởi: từ phía chuyển giao
công nghệ các đối tác vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuậncao, nhanh nên ít chịu chuyển giao công nghệ hiện đại tiên tiến. Từ phía nhận chuyển giao công nghệ là các DNNN thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, trình độ hiểu biết về công nghệ mới còn rất hạn chế, động lực trục lợi cá nhân, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn, thụ động trong tìm kiếm công nghệ và trong đàm phán, thiếu định hướng chiến lược lâu dài về sản xuất kinh doanh; Và mặt khác cũng do môi trường kinh tế xã hội còn chưa thật phù hợp và hấp dẫn, bộ máy quản lý nhà nước còn yếu kém, bất cập đối với chuyển giao công nghệ, thiếu hệ thống mạng lưới thông tin về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nói chung và cả DNNN, Và năng lực nghiên cứu và phát triển KHCN của đất nước còn nhiều yếu kém, chưa đủ nội lực cần thiết để làm cơ sở cho việc tiếp thu và phát triển các công nghệ nhập trog điều kiện cụ thể.
Chưa có thiết kế tổng thể về đổi mới công nghệ với những bước đi cụ thể và lộ trình đổi mới công nghệ: sự thiếu hụt này bao gồm từ định hướng chiến lược với
những ưu tiên trong đổi mới công nghệ cho tới việc xây dựng khung chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Những công nghệ được chuyển giao đổi mới trong thời gian qua chưa tạo được động lực thúc đẩy cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ: Những chuyển giao đỏi mới về công nghệ cho đến nay chủ
yếu trong lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến. Nhũng chuyển giao công nghệ thời gian qua còn dừng lại ở khâu tiếp nhận, vận hành, chứ chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và triển khai công nghệ để nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ. Công nghệ được chuyển giao chủ yếu do nước ngoài giới thiệu, các doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng đa phần là bị động và thụ động.
Năng lực nội sinh của các DNNN còn yếu chưa đủ khả năng tự quyết định trong đổi mới công nghệ: năng lực nắm bắt và cập nhật cũng như xử lý thông tin có liên
quan đến công nghệ mới còn hạn chế, nó ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đến không chỉ định hướng phát triển trong doanh nghiệp mà trong nhiều trường hợp còn cả tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực lựa chọn và quyết định về đổi mới công nghệ còn rất hạn chế, năng lực đàm phán trong hoạt động công nghệ còn yếu.
Sự thiếu tiến bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kinh tế cho hoạt động chuyển giao công nghệ: hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém không chỉ làm nản lòng
các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ, mà còn làm cho hoạt động đổi mới công nghệ, công nghệ được đổi mới vừa bị hạn chế phát huy tác dụng vừa phân bổ không đều giữa các vùng lãnh thổ.Hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho đổi mới công nghệ còn yếu kém, thiếu vắng nhiều.
2.3 _ Về đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp thường làm là tuyển chọn lao động đầu vào có chất lượng cao, đặc biệt là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với DNNN khi tuyển chọn thì dựa vào bằng cấp, học vị trong hồ sơ xin việc, còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì họ dựa vào năng lực thể hiện thông qua cuộc thi thi tuyển chọn mà họ tổ chức từ đó họ đánh giá khả năng của ai là phù hợp với công việc của doanh nghiệp đặt ra.
Ta thấy rằng nếu so sánh giữa năng lực với bằng cấp thì năng lực là yếu tố quyết định giúp cho doanh nghiệp phát triển.
Hiện nay, ở nước ta bắt đầu xuất hiện hình thức thuê người quản lý như giám đốc