BÀI HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam so sánh với cơ cấu của cán cân thanh toán của trung quốc 2007-2010 trên cơ sở đó, xây dựng một số bài học cần thiết đối với quản lý hoạt động kinh tế đối ngoạ (Trang 26 - 28)

1. Chính sách tỉ giá:

Trung Quốc: phá giá tiền tệ để tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh về mặt giá cả so với hàng hóa cùng chủng loại của các nước khác.

Nếu VN thực hiện như Trung Quốc sẽ có tác động xấu tới nền kinh tế và cũng tác động xấu tới chính tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Bởi vì, hiện nay Việt Nam là nước nhập siêu và hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong đó bao gồm cả sản xuất hàng hóa xuất khẩu (có tới 90% thành phần của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc từ nhập khẩu). Khi tỉ giá VND với ngoại tệ tăng lên, làm cho giá cả hàng hóa này tăng lên dẫn tới chi phí sản xuất tăng nhưng hàng hóa đầu ra chưa chắc đã tăng ngay được, điều này làm giảm khả năng sản xuất của doanh nghiệp, cung hàng hóa giảm.

2. Quản lý thị trường ngoại hối:

Trung Quốc: thắt chặt ngoại hối. Từ năm 1994 đến năm 2007, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh

nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. -> dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD

Tại Việt Nam đến cuối năm 2008, thì chính phủ ban hành chỉ thị thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ, buộc các tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng được ủy quyền nhằm tạo nguồn cung về ngoại tệ cho thị trường, song song với đó là chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ, chỉ có những doanh nghiệp có nguồn thu từ ngoại tệ mới được phép vay vốn bằng ngoại tệ nhưng các doanh nghiệp này vẫn khó tiếp cận với nguồn vay này.

Vấn đề đặt ra: Việt Nam phải mở rộng và phát triển được thị trường ngoại hối, phát triển các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối như nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ có kỳ hạn…khi đó nguồn cung ngoại tệ tăng lên, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn trong việc nắm giữ ngoại tệ hay bán trên thị trường

3. Biện pháp giảm thâm hụt cán cân thương mại:

Trung Quốc: Cán cân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư lớn. Để đạt được điều này Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều các chính sách và biện pháp trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ nhà sản xuất trong việc phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và phân khúc thị trường

Bài học cho Việt Nam: cần phân khúc được thị trường, khi đó mới có thể định hướng được rõ ràng hướng sản xuất sao cho hiệu quả nhất. Trước mắt, để giảm nhập siêu, nhất là đối với mặt hàng xa sỉ nhập khẩu như mặt hàng ô tô “siêu sang” Việt Nam nên thực hiện chính sách kê khai nguồn thu nhập để mua tài sản giá trị này, biện pháp này sẽ một phần nào đó tác động tích cực lên cán cân thương mại, giảm khả năng nhập siêu đối với mặt hàng sa sỉ này

4. Quản lý thị trường vốn:

Trung Quốc: hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư quốc tế bởi nhiều nguyên nhân: chính sách ưu đãi, khả năng đầu cơ, khả năng tăng trưởng cao của nền kinh tế…

Bài học đối với Việt Nam: những vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, nước ta cần có nhiều chính sách khuyến khích tư nhân, nhà đầu tư quốc tế đầu tư phát triển kinh tế khu vực đó. Việc quản lý nguồn vốn lớn đầu tư vào trong nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp và chính sách để nguồn vốn này tạo hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các rủi ro và tác động xấu.

5. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư:

Trung Quốc: Thủ tục đầu tư là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.

Bài học đối với VN: Tạo dựng thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư.

6. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thị trường lao động có tay nghề là yếu tố quan trọng hấp dẫn nhà đầu tư. Phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.

Ở Việt Nam, cần tiến hành chọn lọc các nhà đầu tư, có chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu phân tích cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam so sánh với cơ cấu của cán cân thanh toán của trung quốc 2007-2010 trên cơ sở đó, xây dựng một số bài học cần thiết đối với quản lý hoạt động kinh tế đối ngoạ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w