II. Những mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý của nhà
5. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của thông tin đại chúng
chúng
Dư luận xã hội, ý kiến của các chuyên gia, của những người trong cuộc, của các đại biểu Quốc hội đánh giá tình trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản là “kinh khủng”, là “rất phổ biến đối với đầu tư xây dựng của nhà nước ” …thế nhưng số những dự án được phát hiện có lãng phí, thất thoát; được xử lý và đưa ra công luận còn rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay – vậy tại sao? Có ý kiến cho rằng đưa ra báo chí nhiều quá làm bôi đen xã hội ta, làm mất uy tín của cán bộ …Tôi cho rằng ngược lại. Tìm, kiên quyết xử lý nghiêm minh và đưa ra công luận nhiều hơn nữa những dự án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ.
Vừa qua, thông tin đại chúng mới phản ánh một số ít dự án thất thoát, lãng phí thôi nhưng đã có tác dụng rất lớn, hiệu quả cao ví dụ như vụ PMU 18… điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của thông tin đại chúng. Vì vậy để chống thất thoát, lãng phí quyết liệt hơn, báo chí không chỉ đưa tin kết quả thanh tra, điều tra mà cần phải tham gia điều tra phát hiện.
Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ở hầu hết các khâu, từ lập dự án, khảo sát, thiết kế, đầu tư đến thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình, diễn biến rất phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Song kết quả phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng còn thấp, tỷ lệ tội phạm ẩn còn cao. Hậu quả của tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng đã làm cho nhiều tỷ đồng tiền vốn của Nhà nước bị thất thoát, khó có khả năng thu hồi; nguồn vốn của Nhà nước trong đầu tư xây dựng bị phân tán; chất lượng công trình trước mắt cũng như lâu dài đều bị ảnh hưởng. Trong số những người vi phạm pháp luật, có nhiều người là cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao.
Tình hình nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết là do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự sơ hở và thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó là vai trò của cơ quan chủ quản trong việc tuân thủ pháp luật, và trách nhiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác xây dựng. Về mặt chủ quan, công tác phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng của lực lượng công an nói riêng và các cơ quan chức năng nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chính vì vậy, Ðảng, Quốc hội cũng như Chính phủ đã có nhiều nghị quyết quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Bộ Công an và các ngành chức năng cũng đã xác định đây là một trong những lĩnh vực trọng điểm cần bảo vệ.
Nhân dân, các nhà khoa học, nhiều cán bộ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp, quản lý kinh tế, xây dựng cơ bản... rất quan tâm vấn đề này và đã có nhiều công trình khoa học, bài viết về phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Năm 1998, Cục CSÐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ: "Thực
trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh". Năm 2003, Bộ Xây dựng và Tổng Hội xây dựng Việt Nam tổ
chức hội thảo khoa học: "Chống thất thoát trong đầu tư xây dựng nhìn từ
nhiều phía"; Năm 2004 -2005, Tổng Hội xây dựng Việt Nam nghiên cứu đề
tài khoa học: "Xác định mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng" và đang
triển khai nghiên cứu tiếp đề tài "Chống khép kín trong đầu tư xây dựng".
Tuy nhiên, do nhu cầu xây dựng ngày càng cao, phạm vi ngày càng mở rộng, cộng thêm năng lực quản lý yếu kém và việc chấp hành kỷ cương, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm đã dẫn đến thất thoát ở nhiều công trình, ảnh hưởng đến công tác xây dựng trên nhiều mặt. TTLP đã làm giảm đáng kể hiệu quả của đầu tư trong những năm qua, làm mất lòng tin của các
nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trong quá trình CNH - HĐH đất nước với mục tiêu phấn đấu là từ nay cho đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước CN hiện đại. Mục tiêu này có thực hiện đựơc không một phần phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của chúng ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình: • Kinh tế đầu tư
• Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư và XDCB - Lập dự án đầu tư
• Báo:
• Thời báo kinh tế Việt Nam • Báo đầu tư
• Tạp chí:
• Thanh tra Nhà nước • Thanh tra tài chính • Tạp chí cộng sản • Tạp chí xây dựng • … • Web: • mpi.gov.vn • www. vnn.vn • vietnamnet.com.vn • vnExpress • tạp chí cộng sản điện tử • mof.gov.vn • …
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
PHẦN NỘI DUNG...2
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ...2
I. Khái niệm về thất thoát, lãng phí...2
II. Nội dung thất thoát, lãng phí trong đầu tư...3
1. Thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản...3
2. Thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, chất xám...3
3. Thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng đất, công nghệ,chi tiêu, chi phí trong công tác nghiên cứu lập dự án...3
III. Tác hại của thất thoát và lãng phí trong đầu tư...4
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư...4
1. Nhân tố khách quan...4
.2. Nhân tố chủ quan...5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...7
I. Nhận diện thất thoát, lãng phí ở một số lĩnh vực...7
1. Nhận diện thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản7 1.1 Thất thoát, lãng phí do đầu tư không có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch thấp...7
1.2 Thất thoát, lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư...9
1.3. Thất thoát, lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán...9
1.4 Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong khâu kế hoạch hoá đầu tư
10
1.5 Thất thoát, lãng phí trong đấu thầu xây dựng...10
1.6 .Thất thoát, lãng phí trong công tác chuẩn bị xây dựng...11
1.7. Thất thoát và lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện...11
1.8. Thất thoát và lãng phí trong khâu nghiệm thu thanh toán...12
1.9. Thất thoát lãng phí trong khâu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành...12
2. Nhận diện thất thoát, lãng phí ở một số lĩnh vực khác...16
2.1 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề nghiên cứu KHCN...16
2.2 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực....16
2.3 Thất thoát, lãng phí trong vấn đề sử dụng đất...17
II. Những mặt được và chưa được trong hoạt động quản lý của nhà nước...18
1.Những mặt được trong hoạt động quản lý của nhà nước...18
2.Một số tồn tại trong hoạt động quản lý đầu tư gây thất thoát, lãng phí19 Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ CHỐNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ Ở VN...20
1. Các giải pháp liên quan đến cá nhân:...21
2. Các giải pháp liên quan đến xây dựng quy định quản lý:...22
3. Các giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra và điều tra:. .22 4. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy dân chủ...23
5. Các giải pháp liên quan đến việc phát huy vai trò của thông tin đại chúng...24
PHẦN KẾT LUẬN...24