Nhà cung cấp là người Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

2. Doanh nghiệp có đối tác là Việt Nam 1 Khách hàng là người Việt Nam

2.2 Nhà cung cấp là người Việt Nam

Khoảng c ách Quyền l ực (Power Distance)

Các nhà cung cấp có thể xem như một đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá đối hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho công ty, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty. Ngược lại nếu nhà cung cấp yếu, điều này lại cho công ty một cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao. Như đối với người mua, khả năng của nhà cung cấp yêu cầu với công ty tùy thuộc vào quyền lực tương đối giữa họ và công ty. Theo Porter các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi:

+ Sản phẩm mà nhà cung cấp bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty.

+ Trong ngành của công ty không phải là một khách hàng quan trọng với các nhà cung cấp. Tình huống như vậy khiến sức khỏe của nhà cung cấp không phụ thuộc vào ngành của của công ty, và các nhà cung cấp ít có động cơ giảm giá hay nâng cao chất lượng.

+ Các sản phẩm tương ứng của các nhà cung cấp được làm khác biệt đến mức có thể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác. Trong những trường hợp đó, công ty phụ thuộc vào các nhà cung cấp của nó và không thể kích họ cạnh tranh lẫn nhau.

+ Nhà cung cấp có thể sử dụng đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty.

+ Các công ty mua không thể sử dụng đe dọa hội nhập ngược về phía các nhà cung cấp để tự đáp ứng nhu cầu của mình như là một công cụ gây giảm giá.

Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism)

Tại Việt Nam, chỉ số chủ nghĩa cá nhân khá thấp, có nghĩa là mọi người sống theo nhóm theo chủ nghĩa tập thể Nói chung trong quốc gia châu Á, ngay khi còn nhỏ, con người thường được giáo dục bằng các bài học đạo đức về trách nhiệm, lòng trung thành và cách đối nhân xử thế. Có thể nói rằng người Việt Nam sống trong sự hòa hợp và không để cho những tổ chức của họ mất đi danh dự, tổ chức ở đây là gia đình, họ hàng hoặc công ty.Khi nhà cung cấp mang chủ nghĩa tập thể, họ luôn tìm mọi cách để làm lợi cho tổ chức họ như bán với giá cao gây ảnh hưởng đến chiến lược doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thu mua nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Giải pháp cho các doanh nghiệp là nên tìm nhiều nhà cung ứng để giảm lợi thế từ một nhà cung ứng.

Tránh Rủi ro (Uncertainty Avoidance)

Chiều văn hóa này đề cập đến mức độ người ta có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hoặc những thay đổi mới họ chưa bao giờ trải nghiệm trong cuộc sống. Nếu một quốc gia có số điểm cao, họ không sẵn sàng làm điều đó. Họ muốn tiếp tục theo cách cũ mà họ cảm thấy an toàn hơn là đón nhận những thách thức mới.

Việt Nam có 30 điểm ở khía cạnh này. Dân luận cho rằng người Việt nam có thể cảm thấy bị đe dọa bởi tình huống mơ hồ, không rõ rệt có thể xảy ra trong đời cho nên họ chọn công ăn việc làm ổn định, có quy tắc và tránh những ý tưởng mới có thể dẫn đến rủi ro. Nguồn nguyên vật liệu cũ, không có đặc trưng gì mới, chất lượng không cải tiến gây tổn thất nặng nề cho sản phẩm của doanh nghiệp khi gặp nhà cung ứng có mức độ tránh rủi ro cao. Biện pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp là sử dụng nhiều nhà cung cấp, khuyến khích cho những sản phẩm mới, ý tưởng tốt, chất lượng cao.

Hướng tương lai (Long-term orientation)

Chiều văn hóa này phản ánh quan điểm mỗi người về tương lai lâu dài của họ. Có thể bao gồm công việc, cuộc sống và các khía cạnh khác. Quốc gia có xu hướng định hướng dài hạn cũng rất quí trọng giá trị "đức hạnh".

Trong số 5 kích thước, số điểm định hướng dài hạn ở Việt Nam là cao nhất. Việt Nam quan tâm đến tương lai , do đó, họ thường lập ra các kế hoạch chi tiết như tiết kiệm tiền và đầu tư.Do đó, nhà cung ứng thường đặt áp lực về hợp đồng thanh toán cho doanh nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của doanh nghiệp. Biện pháp hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài là thỏa thuận hợp lý hóa nguồn vốn trên hợp đồng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w