0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HẠN MỨC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 31 -37 )

II. Xác định hạn mức tín dụng

1. Đối với cho vay

1.4.4.1. Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Bước 1: Xác định doanh thu thuần, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với doanh thu năm kế hoạch: căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trước, tỷ lệ EBIT/DTT đó để ước tính cho năm kế

hoạch

- Bước 2: Xác định EBIT dựa vào doanh thu thuần kế hoạch và tỷ lệ

EBIT/DTT

- Bước 3: Xác định chi phí cần thiết để sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất cần thiết = Doanh thu thuần – khấu hao – EBIT - Bước 4: Xác định vòng quay vốn lưu động: Dựa vào vòng quay vốn lưu

động của các trước để ước tính cho năm kế hoạch

- Bước 5: Xác định nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động kế hoạch = Chi phí sản xuất cần thiết

Vòng quay vốn lưu động

- Bước 6: Xác định vốn lưu động ròng dựa vào năm trước có điều chỉnh

- Bước 7: Xác định các khoản chiếm dụng ngắn hạn người bán và các khoản huy động khác (không tính vay ngắn hạn): dựa vào năm trước có điều chỉnh

- Bước 8: Xác định nhu cầu vay

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động ròng - Các khoản phải trả người bán và huy động khác – Dư

nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng khác.

ĐVT: Triệu đồng, vòng

Chỉ tiêu Kế hoạch Diễn giải

01. Doanh thu thuần kế hoạch 360,000 Bằng kế hoạch của Khách hàng.

165.129trđ, 2012: 272.136trđ, tốc

độtăng bình quân 3 năm: 64%

02. Khấu hao kế hoạch 10,000 Năm 2011 là 4.009trđ, năm 2012

là 9.956trđ

03. Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay (EBIT)/ Doanh thu 3.50%

Năm 2012 là 3,46%, năm 2011 là 3,47%, năm 2010: 0,5%. KH lập 5.14%

04. Lợi nhận trước thuế và lãi vay

dự kiến (EBIT) = 1*3 12,600 Năm 2012: 9.415trđ; Năm 2011: 5.735trđ 05. Chi phí cần thiết để SXKD = 1 - 2 - 4 337,400 06. Vòng quay vốn lưu động dự kiến 2.70 Năm 2011 là 2,66 vòng, năm 2012 là 2,89 vòng.

07. Nhu cầu vốn lưu động trong

kỳ = 5/6 124,963

08. Vốn lưu động (ròng) 5,000 Năm 2011 là 1.974 trđ, năm 2012

là 7.225 trđ; 09. Các khoản chiếm dụng ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) 65,000 Năm 2011 là 46.307 trđ; 2012: 83.542trđ. 10. Huy động khác - 11. Nhu cầu vay ngắn hạn trong kỳ

= 7-8-9-10 54,963 12. Hạn mức vay ngắn hạn tại các TCTD khác 4,963 HM tín dụng Ngân hàng khác cấp 30 tỷđồng 13. Hạn mức vay ngắn hạn tại BIDV 50,000

Như vậy cách tính hạn mức của BIDV có một số điểm khác như sau:

- Việc tính nhu cầu vốn được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), EBIT được xác định dựa vào các tỷ lệ của những năm

trước đó và có điều chỉnh lại, thông thường tỷ lệ này ngang bằng với

những năm trước.

- Khi xác định nhu cầu vốn đã loại trừ phần lãi vay ra khỏi chi phí cần

thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Vòng quay vốn lưu động dựa vào các năm trước có điều chỉnh, tuy

nhiên vòng quay vốn lưu động của các năm trước được tính dựa vào tài sản lưu động bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ kế toán nên có thể xảy ra

việc thiếu hạn mức cho khách hàng.

- Khi xác định hạn mức vay vốn tại BIDV thì chỉ loại trừ dư nợ cuối kỳ

của năm trước mà không loại trừ tổng hạn mức các tổ chức tín dụng khác đã cam kết tài trợ cho khách hàng thông qua các hợp đồng tín dụng

do khách hàng cung cấp. Như vậy có thể xảy ra việc BIDV cấp thừa hạn

mức tín dụng cho khách hàng dẫn đến tình trạng dưa thừa vốn của BIDV. Để khắc phục tình trạng này thì BIDV phải làm việc với khách hàng để xác định khách hàng có kế hoạch sử dụng hết hạn mức do ngân

hàng khác cấp hay không trước khi tính hạn mức tín dụng cho khách

hàng.

- Việc tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa vào ước tính của cán bộ thẩm định nên có thể mang tính chủ quan và thiếu chính xác khi cán bộ thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm để đánh giá cũng như không nắm hết được đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng

- BIDV quy định thời gian trả nợ cụ thể cho từng lần rút vốn vay dựa vào vòng quay vốn lưu động và có điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình của khách hàng.

1.4.4.2 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB)

- Bước 1: Xác định tổng chi phí kế hoạch: Bao gồm tất cả các chi phí liên

quan đến hoạt động

- Bước 2: Xác định doanh thu kế hoạch từ đó tính toán ra lợi nhuận của năm kế hoạch nhằm xác định được hiệu quả của phương án kinh doanh

- Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân dựa vào các khoản

mục chủ yếu là phải thu, tồn kho và phải trả.

- Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn của khách hàng - Bước 5: Xác định vốn tự có của doanh nghiệp

- Bứớc 6: Xác định nhu cầu vay vốn MSB

STT Nội dung Giá trị năm kế hoạch

I. Hiệu quả của phương án

1 Tổng chi phí (1=a+b+c+d+e+f) 1,299,467 a. Chi phí mua hàng 1,298,037 b. Chi phí quản lý 1,300 b. Chi phí khấu hao - c. Chi phí lãi vay vốn 130 d. Chi phí khác -

2 Tổng doanh thu 1,300,000

3 Lợi nhuận (3)= (2)- (1) 533 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 133 5 Lợi nhuận sau thuế (5)= (3)- (4) 400

II. Phương án vay vốn

1 Hàng tồn kho bình quân 24,750 2 Các khoản phải thu bình quân 253 3 Các khoản phải trả bình quân 1,200

4 Nhu cầu vốn lưu động bình quân (4)= (1) +

(2) – (3) 23,803

5 Vốn bằng tiền (vốn tự có) của DN 3,803

6 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn (6)= (4)–(5) 20,000

7 Vốn vay hiện tại của các Ngân hàng khác -

8 Vốn đề nghị vay Maritime Bank = (6) – (7) 20,000  Nhận xét:

- Việc tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng không dựa vào tổng chi

nguồn vốn và sử dụng nguồn. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động bình

quân căn cứ vào số đầu kỳ và số cuối kỳ của năm kế hoạch của các

khoản mục lưu động trên bảng cân đối kế toán.

- Cách tính hạn mức này đơn giản nhưng sẽ không phản ánh được chính

xác nhu cầu vay vốn của khách hàng khi chỉ dựa vào bình quân số đầu

kỳ và cuối kỳ dựa trên khoản phải thu, phải trả và tồn kho vì chi phí hoạt động của doanh nghiệp không chỉ có việc mua hàng hóa để bán và dự trữ mà còn có các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí lãi vay do đó nhu cầu vốn lưu động của khách hàng sẽ khác.

- Mặc dù bảng tính để công thức tính từ trên xuống dưới nhưng thực tế

tính toán thì MBS hầu như đã xác định số tiền vay cho khách hàng nên lại trừ ngược lên trên để xác định số vốn tự có bằng tiền tối thiểu khách

hàng phải có như vậy cũng không thể tính chính xác được nhu cầu vốn

của khách hàng.

1.4.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

SCB xác định hạn mức tín dụng tương tự như cách tính tại phần IV, tuy

nhiên đã có một sốđiều chỉnh, cụ thể:

- Theo cách tính hạn mức ở trên thì do vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân nên có thể gây thiếu hụt vốn khi trong kỳ vốn lưu động tăng cao, do đó SCB tính vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động cao nhất của năm trước, cụ thể:

Vòng quay VLĐ năm trước = Doanh thu thuần năm trước

Tài sản lưu động năm trước cao nhất

Tài sản lưu động cao nhất năm trước được căn cứ vào số dư các kỳ

báo cáo của khách hàng, dựa vào vòng quay năm trước có điều chỉnh để

dự kiến vòng quay vốn lưu động cho năm kế hoạch. Tuy nhiên cách xác

định này dựa vào số đầu kỳ và cuối kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng

thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi trong kỳ nhu cầu vốn tăng cao, hoặc gây dư thừa vốn dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng sẽ không quay vòng hiệu quả.

- Với phương pháp tính hạn mức dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân thì ngân hàng sẽ không xác định được thời gian khách hàng sẽ có

nguồn tiền để trả nợ, chính vì vậy SCB áp dụng phương thức cho vay

hạn mức nhưng lại quy định thời gian trả nợ cho mỗi lần nhận nợ cụ thể.

Thời gian trả nợ = 360 ngày / vòng quay vốn lưu động, đồng thời có điều chỉnh theo đặc diểm kinh doanh ngành nghề cũng như lịch sử vay

trả của khách hàng trước đây. Việc quy định thời gian trả nợ có thể giúp

ngân hàng hạn chế được việc khách hàng quay vòng vốn không trả nợ ngân hàng, đồng thời có thể gây áp lực trả nợ cho khách hàng khi nguồn

tiền về không kịp và có thể dẫn đến rủi ro.

- Với cách tính hạn mức tín dụng cũng chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm

và số liệu cuối năm trước nên cũng có những nhược điểm như đã nêu ở

phần IV.

2. Đối với bao thanh toán:

- Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu từ việc mua,

bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung

ứng dịch vụ.

- Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa

thuận của ngân hàng với người vay (là bên bán hàng)

- Để quyết định bao thanh toán cho khách hàng ngân hàng cũng phải tiến

hành thẩm định về uy tín, mối quan hệ, tình hình tài chính của cả bên

mua và bên bán, trong đó chú trọng đến khả năng thanh toán của bên mua hàng, uy tín trong quan hệ kinh doanh mua bán giữa bên mua và

bên bán; đồng thời phải kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên bán

sau khi Ngân hàng đã thực hiện bao thanh toán.

- Hạn mức bao thanh toán = Tổng (Doanh số bán chịu trong nước x Thời

- Số tiền ứng trước cho bên bán = Số tiền phải thu x tỷ lệ bao thanh toánx

tỷ lệ ứng trước – lãi (số tiền ứng trước x lãi suất x thời gian) – phí dịch

vụ bao thanh toán

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HẠN MỨC KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (Trang 31 -37 )

×