Các đề xuất, kiến nghị về kế toán tính giá thành tại công ty cổ phần nhôm kính Anh Tuấn

Một phần của tài liệu Kế toán tính giá thành sản phẩm cửa thủy lực của công ty cổ phần nhôm kính Anh Tuấn (Trang 28 - 33)

d. Sổ kế toán

3.3. Các đề xuất, kiến nghị về kế toán tính giá thành tại công ty cổ phần nhôm kính Anh Tuấn

kính Anh Tuấn

Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty nhỏ và thiếu chặt chẽ đã có sự ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy, trước mắt công ty cần tổ chức lại bộ máy kế toán chặt chẽ hơn nữa. Đơn vị cần phân công rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi kế toán, mỗi người làm một phần hành riêng.

Đơn vị cần bổ sung thêm lượng nhân viên kế toán để tránh giảm thiểu áp lực trong công việc cho nhân viên kế toán. Do lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất. Vì vậy, quan trọng hơn là đơn vị phải có bộ phận kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm riêng.

Sau đây là giải pháp về bộ máy kế toán mới cho doanh nghiệp. Trong đó phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi nhân viên kế toán.

• Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về công tác tài chính, kế toán toàn doanh nghiệp. Chỉ đạo các hoạt động thống kê trong toàn doanh nghiệp.

• Kế toán về tiền: Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và sự biến động của vốn bằng tiền. Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền.

• Kế toán vật tư và hàng tồn kho: Phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật. Tính toán chính xác giá gốc của vật tư, hàng hóa. Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

• Kế toán công nợ và tiền lương: Tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động. Tính và phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ tiêu quỹ tiền lương...

• Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:

- căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành cho phù hợp.

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí giá thành của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm. Cung cấp các thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định nhanh chóng, phù hợp với quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

• Kế toán tổng hợp, thanh toán: Tổ chức và theo dõi thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Định kỳ lập báo cáo tình hình thanh toán nợ của xí nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp cho bộ phận này, có thể là các đãi ngộ tài chính ( trợ cấp, phụ cấp ) hoặc đãi ngộ phi tài chính ( tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan, nghỉ mát ). Đơn vị cần quy định các chế độ thưởng, phạt. Tạo dựng bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện, chia sẻ giải tỏa các vướng mắc trong công việc cũng như các lĩnh vực khác.

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm

Tiền lương nghỉ phép là một khoản được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn và việc nghỉ phép của công nhân thường không đều trong năm.

Trong thực tế, bất kỳ một DN sản xuất kinh doanh nào cũng có số công nhân nghỉ phép trong năm (nghỉ ốm, nghỉ thai sản…). Để tránh sự biến động giá cả, hầu hết các doanh nghiệp tiến hành trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép và tính vào CPSX và DN coi như một khoản chi phí phải trả.Vì vậy, công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân như sau:

Hàng tháng, kế toán xác định số tiền lương trích trước

.

Khi xác định số tiền trích trước theo quy định kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp (ghi nợ TK1541), và ghi tăng chi phí phải trả (ghi có TK335).

Tỷ lệ trích trước

=

Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả CN trực tiếp theo kế hoạch trong năm Tổng số tiền lương của CN trực tiếp theo kế hoạch trong năm

x 100 Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước x Tổng số lương cơ bản được nghỉ theo chế độ Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cho một tháng =

Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm 12

Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân. Kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK335) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (ghi có TK334).

+ Nếu số phải trả thực tế lớn hơn số trích, kế toán ghi tăng chi phí CN trực tiếp sản xuất (ghi nợ TK1542 – Số chênh lệch), ghi giảm chi phí trả trước (Nợ TK335 – số trích trước) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK334).

+ Nếu số phải trả thực tế nhỏ hơn số trích trước kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK335 – Số trích trước), ghi giảm chi phí NCTT (Có TK1542 – Số chênh lệch) và ghi tăng khoản phải trả công nhân (Có TK 334).

 Trước khi phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm thì đầu tiên phải tính đúng, tính đủ chi phí tính vào giá thành. Hiện tại công ty tính cả chi phí điện, nước của bộ phận văn phòng vào CPSX là không hợp lý. Nên công ty phải tiến hành phân bổ chi phí điện, nước cho bộ phận văn phòng. Công ty nên theo dõi riêng chi phí điện, nước của văn phòng và hạch toán vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (6427) thay vì hạch toán vào chi phí sản xuất chung như hiện tại.

Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Quy trình sản xuất của công ty khá phức tạp. Vì vậy, để hạch toán được giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng tin học vào công tác kế toán.

Nhận thấy khả năng tài chính của công ty có thể đầu tư một phần mềm đồng bộ cho công tác kế toán và đầu tư trọn gói đồng bộ phục vụ cho quản trị. Tuy nhiên phần mềm kế toán rất hay bị lỗi theo thời gian, khi mua công ty cần gắn việc xem xét kế hoạch và chiến lược trong tương lai gắn với thị trường và chính sách của nhà nước. Có hai cách đầu tư :

1. Mua phần mềm trọn gói, thông dụng bán trên thị trường.

2. Đặt hàng công ty lớn viết phần mềm kế toán theo yêu cầu của doanh nghiệp mình.

Trong hai giải pháp trên em nghĩ công ty nên mua phần mềm trọn gói, thông dụng bán trên thì trường vì những lý do sau: quy mô của công ty chưa phải quá lớn,

các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu là các nghiệp vụ nhập, xuất NVL nên các phần mềm này có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty. Mặt khác, theo phương pháp này công ty có thể tiết kiệm được một khoản chi phí so với việc đặt các công ty lớn viết phần mềm kế toán cho đơn vị mình.

Một phần của tài liệu Kế toán tính giá thành sản phẩm cửa thủy lực của công ty cổ phần nhôm kính Anh Tuấn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w