1. Thông tin chung:
VNM là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực chế biến s ữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện VNM có khoảng 178 nghìn đại lý, cửa hàng bán lẻ, tăng 27% so với năm 2010. Dẫn đầu thị trường đối với nhóm sản phẩm sữa nước, sữa chua và sữa đặc với khoảng 50% thị phần và thứ 2 đối với nhóm sản phẩm sữa bột trẻ em với 30% thị phần. Các cổ đông lớn gồm có SCIC (45,5%), F&N Dairy Investment (9,63%), Dragon Capital (7,38%).
Năm 2010, VNM đã giải ngân khoảng 1.680 tỷ đồng đầu tư cho nhiều dự án xây dựng nhà máy như nhà máy sữa Mega Bình Dương, nhà máy sữa bột Dielac 2, nhà máy sữa Đà Nẵng, nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand (VNM 19,3%), mua lại toàn bộ công ty sữa La m Sơn và F&N Việt Nam. Công ty cũng hoàn tất việc bán nhà máy cà phê Sài Gòn cho Trung Nguyên với giá 40 triệu USD nhằm tập trung vào hoạt động chính. Ngoài ra, VNM đã đưa vào hoạt động nhà máy nước giải khát và tung ra các sản phẩm mới là trà atiso, trà xanh, trà sâm bí đao được thị trường đón nhận khá tốt.
Năm 2010 tiếp tục là nă m kinh doanh thành công của VNM, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 15.753 tỷ đồng, tăng 48,4%. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.616 tỷ đồng trong đó thu nhập tài chính và thu nhập khác là 885 tỷ đồng (bán nhà máy cà phê), tăng 52% so với năm 2009.
Sang năm 2011, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, đạt 21.627 tỷ đồng doanh thu, tăng 37% so với năm 2010 và vượt 5,2% so với kế hoạch. Tăng trưởng doanh thu của VNM có sự đóng góp của cả tăng sản lượng và giá bán (bình quân tăng 12%). Tỷ suất lợi nhuận gộp cả năm đạt 31%, giả m nhẹ 2% s o với năm 2010, do chi phí nguyên liệu tăng song VNM không điều chỉnh việc tăng giá tương ứng. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.218 tỷ đồng, tăng 17%, vượt 17,6% so với kế hoạch. EPS nă m 2011 đạt 7.717 đồng/cp. Cổ tức tiền mặt năm 2011 là 40%.
29
2. Chính sách cổ tức:
Lịch sử chi trả cổ tức của VNM trong giai đoạn 2009-2011 như sau:
06/04/2012: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20% 29/11/2011: Thưởng bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 13/09/2011: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20% 13/08/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 30% 08/04/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10% 25/02/2010: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 10% 18/09/2009: Cổ tức bằng Cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 20/07/2009: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 20% Cổ tức tiền mặt DIV Thu nhập cổ
phần EPS DIV/ EPS
Năm 2009 3.000 6.769 44%
Năm 2010 4.000 10.251 39%
Năm 2011 4.000 7.717 56%
Xem xét tình hình chi trả cổ tức của VNM có thể thấy công ty đã kết hợp các chính sách chia cổ tức qua các biểu hiện sau:
- Lợi nhuận giữ lại: Trong 3 năm 2009 – 2011, với mức lợi nhuận đáng nể từ hoạt động kinh doanh của mình, VNM dành một phần từ lợi nhuận để phục vụ các kế hoạch đầu tư, phát triển mới. VNM với lịch sử hoạt động 36 năm của mình, hiện đã trải qua giai đoạn tập trung mọi nguồn lực cho phát triển. Vì vậy, công ty không cần phải duy trì hoàn toàn 100% lợi nhuận của mình và ngoài ra, các cổ đông của công ty chắc hẳn cũng sẽ không đồng ý để ban điều hành thực hiện chính sách cổ tức như vậy.
30 - Chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ khá ổn định: VNM thực hiện chi trả cổ tức khá đều đặn cho các cổ đông (định kỳ vào cuối quý III mỗ i năm) với tỷ lệ chi trả khá ổn định, dao động từ 20-30%/năm so với mệnh giá.
- Không duy trì tỷ lệ cổ tức thực nhận/thu nhập mỗi cố phần DIV/ EPS ổn định: tỷ lệ này khá biến động do EPS năm 2011 của công ty giảm khá nhiều so với năm 2010. Tuy lợi nhuận sau thuế của VNM trong năm 2011 của VNM vẫn tăng trưởng so với các năm trước đó (theo tỷ lệ tăng 17% so với năm 2010), nhưng VNM đã phát hành thêm 185 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 50% đã làm tăng số lượng cổ phần tính đến hết năm 2011 của VNM lên khoảng 555 triệu cổ phiếu.
- Không áp dụng chia cổ tức nhỏ từng quý và cổ tức thưởng vào cuối năm: với tình hình kinh doanh khá thuận lợi và ổn định của mình, VNM không áp dụng chính sách chia cổ tức như trên.
Việc áp dụng chính sách chi trả cổ tức tiền mặt tương đối ổn định trên nền tảng duy trì một phần lợi nhuận giữ lại của công ty, VNM đã tận dụng các ưu điểm từ hai chính sách trên:
- Việc thay đổi trong tỷ lệ chia cổ tức sẽ làm cho nhà đầu tư cảm thấy có sự thay đổi trong khả năng sinh lời. Nếu mức chi trả cổ tức năm sau thấp hơn năm trước, là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang trong thời kỳ khó khăn nên không có tiền mặt để chi trả cổ tức. Và ngược lại nếu mức chi trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước, cho thấy lợi nhuận dự kiến trong tương lai sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các nhà quản lí tài chính lo sợ việc các nhà đầu tư đòi hỏi phải tiếp tục duy trì mức chi trả cổ tức cao hơn ở những năm tiếp theo sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm mức chi trả cổ tức. Do đó nên duy trì một tỷ lệ chi trả cổ tức cố định theo thời gian để giảm thiểu sự bất lợi trong việc thay đổi chính sách cổ tức.
- Nguồn vốn từ lợi nhuận của công ty luôn có chi phí thấp hơn so với các nguồn vốn từ bên ngoài như phát hành cổ phiếu huy động hay vay nợ… Vì vậy với việc duy trì lợi nhuận, VNM có thể đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các kế hoạch phát triển của mình với chi phí thấp nhất.
Nếu duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt qua các năm như công ty đang lựa chọn như hiện nay sẽ là gánh nặng về hiệu quả kinh doanh khi tình hình kinh doanh trên thị trường có nhiều biến động. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính vững mạnh cũng như vị thế trên thị trường của mình, VNM hoàn toàn có thể đáp ứng chính sách ổn định tỷ lệ cổ tức tiền mặt như trên.
31
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp nên quyết định chính sách cổ tức như thế nào? Quyết định phân phối nói riêng và các quyết định tài chính khác của một doanh nghiệp nói chung đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Các quyết định tài chính luôn luôn liên quan mật thiết với nhau, và chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy, việc ra các quyết định tài chính là một vấn đề phức tạp và khó khăn, nó đòi hỏi các giám đốc tài chính phải có hiểu thấu đáo và áp dụng thành công các kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại.
Trong bối cảnh các công ty cổ phần ở nước ta ra đời ngày càng nhiều, vấn đề nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn và xây dựng chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp là việc làm rất cần thiết. Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta vẫn đang trên đà phát triển, nhiều chính sách ra đời và liên tục thay đổi. Bên cạnh đó là diễn biến kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu và xây dụng một hệ thống luật lệ chính sách phù hợp để đảm bảo các chi tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp vận hành. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp cần tiếp thu phân tích và xây dụng cho doanh nghiệp một chính sách cổ tức dài hạn nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế thời gian qua phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa xây dựng được một chính sách nhất quán, lâu dài. Chính sách cổ tức không được xây dựng trên cơ sở khoa học, quá thiên về nhu cầu nhà đầu tư nhằm mục đích tăng thị giá cổ phiếu trên thị trường chứ không phải tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vấn đề phân phối lợi nhuận chưa mang tính khoa học. Vì vậy với bài nghiên cứu đưa ra các phân tích chi tiết về chính sách cổ tức, chúng tôi vẫn hy vọng rằng, nó có thể góp một phần vào việc nâng cao công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới .
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Ngọc Thơ, 2005, “Tài chính Doanh nghiệp hiện đại”, NXB Thống kê. 2. Nhóm nghiên cứu ngành Khoa học kinh tế - trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh, Công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà kinh tế trẻ - năm 2011”, “Phân tích chính sách cổ tức và tác tác động của nó đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng k hoán Việt Nam”. 3. Trần Thị Hải L ý, 2012, “Quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam về chính sách cổ tức với giá trị doanh nghiệp”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 4(14) tháng 5-6/2012, trang 13-20.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2006-2007, “Phân tích tài chính - Bài giảng chương 10: Quyết định chính sách cổ tức của công ty”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. M.H Miller và Modigliani, October 1961, “Dividend policy, growth, and the value of share”, The Journal of Bus iness. Vol 34.
2. Amromin, Gene, Sharpe, Steven A. and Harrison, Paul, October 2006, “How Did the 2003 Dividend Tax Cut Affect Stock Prices?”.
3. Brav, A., Graham, J. R., Harvey, C. R., & Michaely, R, 2008, “Managerial response to the May 2003 dividend tax cut”, Financial Management, 37(4): pp611- 624.
4. R. G. Ibbotson, J. L. Sindelar, and J. R. Ritter, “Initial Public Offerings”, Journal Of Applied Corporate Finance, vol.1, no.2 pp. 37-45.
5. Baker, H.Kent , and Gary E. Powell, 1999, “How Corporate Managers View Dividend Policy.”, Quarterly Journal of Business and Economics 38:2, 17 – 35. 6. Jensen, Michael C. and Meckling, William H., July 1, 1976, “Theory of the Firm:
Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure”.
7. Brav, Alon P., Harvey, Campbell R., Graha m, John R. and Michaely, Roni, November 2005, “Payout Policy in the 21th Century: The Data”, Johnson School Research Paper Series No. 29-06.
8. Baker, Malcolm P. and Wurgler, Jeffrey A., June 2004, “A Catering Theory of Dividends”, Journal of Finance, Vol. 59, No. 3, pp. 1125-1165.
9. Talla M. Al-Deehani, 2003, “Determinants of Dividend Policy: The Case of Kuwait”, Journal of Economic and Administrative Sciences, Vol. 19 Iss: 2, pp.59 – 76.
33
C. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH:
3. Dữ liệu chỉ số tài chính nhóm ngành tại website: http:// www.cophieu68.com 4. Báo cáo phân tích và dữ liệu nhóm ngành của Viet Capital - VCSC, Rồng Việt -
VDSC, Vietcombank Security – VCBS, VNDirect, CafeF, … 5. Báo cáo tài chính VNM các năm 2009-2011.