Mối quan hệ giữa giới tính của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ rr.PDF (Trang 28 - 38)

9. Khung lý thuyết

3.2.4Mối quan hệ giữa giới tính của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin

sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn

3.2.3.1 Mối quan hệ giữa thu nhập của nông dân với nhu cầu về nội dung thông tin NN

Kết quả khảo sát cho thấy, những người có thu nhập cao chú trọng đến thông tin nông nghiệp nhiều hơn so với nông dân có thu nhập thấp.

3.2.3.2 Mối quan hệ giữa thu nhập của nông dân với nhu cầu về kênh thông tin NNNT

Theo kết quả khảo sát, nhóm người trả lời có thu nhập trung bình hàng tháng hơn 2 triệu cho biết họ “rất mong muốn” tiếp cận thông tin qua báo mạng, trung tâm KNKN và các hiệp hội, đoàn thể. Nhóm có thu nhập dưới 4000.000 VNĐ/ tháng chú trọng thông tin qua ti vi và đài phát thanh.

3.2.4 Mối quan hệ giữa giới tính của nông dân với nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn

3.2.4.1 Mối quan hệ giữa giới tính của nông dân với nhu cầu về loại thông tin NNNT

Theo kết quả khảo sát, nam giới có nhu cầu tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn cao hơn hẳn so với nữ giới. Ở cả 3 loại thông tin: thị trường nông sản, thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và thông tin chính sách nông nghiệp, sự chênh lệch này đều thể hiện rõ.

3.2.4.2 Mối quan hệ giữa giới tính người trả lời và nhu cầu về kênh thông tin NN

So sánh về tương quan giữa giới tính người trả lời và nhu cầu về kênh thông tin NNNT, kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mong muốn tiếp cận qua các kênh ti vi, báo mạng, hiệp hội đoàn thể nhiều hơn nam giới. Ở những kênh thông tin còn lại (báo in, đài, trung tâm KNKN), nam giới mong muốn tiếp cận nhiều hơn so với phụ nữ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Về thực trạng sử dụng thông tin NNNT của nông dân hiện nay

Loại thông tin và kênh thông tin NNNT

Thông tin thị trường là một trong những loại thông tin thu hút được sự quan tâm rất lớn của người nông dân. Trong đó, việc tiếp cận với loại thông tin này qua kênh truyền hình (tivi) là phổ biến nhất với người nông dân. Kênh truyền thông tiếp theo cung cấp thông tin về thị trường nông sản khá hiệu quả cho người nông dân là các hiệp hội, đoàn thể.

Bên cạnh các thông tin về thị trường nông sản, thông tin về kỹ thuật, mùa vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (dịch

bệnh, kỹ thuật nuôi trồng, dự báo thời tiết…) cũng thu hút được sự chú ý lớn của người nông dân. Và họ tiếp cận các thông tin này chủ yếu qua kênh truyền thông là truyền hình. Tỷ lệ nông dân tiếp cận tin phục vụ sản xuất nông nghiệp qua truyền hình cao hơn hẳn so với tỷ lệ hộ nông dân tiếp cận loại thông tin này qua báo in. Tỷ lệ người trả lời biết đến các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp qua các kênh đài phát thanh, hiệp hội đoàn thể, kênh khác (thương lái, hàng xóm, họp thôn…), trung tâm KNKN không quá cao. Sau ti vi, đài phát thanh và các hiệp hội, đoàn thể là đơn vị cung cấp thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp được người nông dân biết đến nhiều nhất.

Trong khi các thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp và thông tin thị trường nông sản thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nông dân thì các thông tin chính sách dường như vẫn khá “xa lạ” với nhóm đối tượng này. Kết luận này tương ứng với giả thuyết đầu tiên được tác giả đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có 2 ý trong số 3 ý của giả thuyết đầu được chứng minh. Ý thứ 3 là quan điểm của người nghiên cứu mà thực tế đã chứng minh ngược lại, thông tin về chính sách NNNT mặc dù hết sức quan trọng nhưng chưa được nhiều nông dân quan tâm.

Thời điểm tiếp cận thông tin NNNT

Thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp nông thôn có thể chia theo các khoảng thời điểm lao động sản xuất và nghỉ ngơi trong ngày. Theo đó, phần lớn người trả lời cho biết họ thường xem ti vi để cập nhật thông tin nông nghiệp vào thời

điểm từ 17h01 – 20h00, thời điểm nghỉ ngơi buổi tối của họ. Thời điểm nghe đài phổ biến của nông dân là trước 06h00.

Thời điểm xem báo in và báo mạng của người nông dân đang tập trung vào khoảng từ 07h01 – 11h00. Thời điểm để người nông dân tiếp cận thông tin nông nghiệp qua trung tâm KNKN chủ yếu là vào giờ lao động sản xuất buổi sáng từ 07h01 – 11h00 và giờ lao động buổi chiều, từ 14h01 – 17h00. Trong khi đó, các hiệp hội, đoàn thể thường cung cấp thông tin nông nghiệp nông thôn cho người nông dân vào thời điểm phổ biến nhất là buổi tối, từ 17h01 – 20h00. Kết luận này tương ứng với giả thuyết thứ 3 mà người nghiên cứu đưa ra về thời điểm người nông dân thường tiếp cận thông tin NNNT.

Về hiệu quả của các thông tin NN và kênh thông tin NNNT

Về hiệu quả của loại thông tin NNNT

Về hiệu quả của các loại thông tin NNNT, người nông dân đánh giá rất cao vai trò của các loại thông tin thị trường nông sản (giá cả, nơi bán hàng hóa…) và thông tin kỹ thuật, mùa vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại thông tin về chính sách NNNT chưa được người nông dân đánh giá cao.

Về hiệu quả của các kênh thông tin NNNT

Trong số các loại kênh thông tin NNNT phổ biến với người nông dân, truyền hình vẫn là kênh được nhóm đối tượng này đánh giá hiệu quả cao nhất. Ngược lại với truyền hình, các loại báo in chưa phát huy được hiệu quả với người dân nông

thôn. Rất ít nông dân thừa nhận hiệu quả của kênh truyền thông này đối với đời sống của họ.

Những kênh thông tin chưa được người nông dân đánh giá cao là báo in, báo mạng, các kênh truyền miệng như bạn bè, hàng xóm, thương lái… Do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, việc tiếp cận với internet còn hạn chế, nên rất ít người trả lời đánh giá rằng báo mạng có vai trò “rất cần thiết” trong việc trang bị các kiến thức phục vụ sản xuất, thông tin thị trường, thông tin chính sách nông nghiệp. Đánh giá về hiệu quả của những kênh thông tin như hàng xóm, thương lái, bạn bè, họp thôn, ấp…, phần lớn người trả lời cho rằng hiệu quả thông tin từ các kênh này ở mức độ “bình thường”.

Về mong muốn tiếp theo của nông dân đối với loại thông tin và kênh thông tin NNNT

Mong muốn về loại thông tin NNNT

Về mong muốn của nông dân đối với các loại thông tin NNNT, bức tranh mong muốn thế loại thông tin này cũng không khác nhiều lắm so với bức tranh thực trạng hiện nay. Người nông dân vẫn mong trong thời gian tới được tiếp cận nhiều hơn với thông tin thị trường nông sản và thông tin kỹ thuật, mùa vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Và thông tin chính sách nông nghiệp nông thôn vẫn không được người nông dân mong muốn tiếp cận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mong muốn về kênh thông tin NNNT

Về kênh thông tin, truyền hình vẫn là kênh thông tin mà người dân có mong muốn tiếp cận nhiều nhất. Ngoài ra, người

nông dân cũng mong muốn được tiếp cận với các thông tin NNNT qua các kênh như trung tâm khuyến nông, khuyến ngư và qua các hiệp hội, đoàn thể. Đây là những tổ chức đã phát huy được hiệu quả hoạt động tại địa phương, tạo được niềm tin yêu cho nhân dân.

Trong khi đó, tỷ lệ người dân mong muốn được tiếp cận với báo in và đài đều ở mức khá thấp. Do mức độ phổ cập của báo mạng chưa cao, nên không có nhiều người trả lời chia sẻ rằng họ mong muốn được tiếp cận các thông tin qua báo mạng.

Mong muốn về thời điểm tiếp cận thông tin NNNT

Khi tìm hiểu về thời điểm tiếp cận thông tin nông nghiệp, phần lớn nông dân cho biết thời điểm thích hợp nhất là vào giờ nghỉ ngơi buổi tối, dao động từ 17h01- 20h00. Tỷ lệ người dân mong muốn được xem tivi, nghe đài, đọc báo mạng và tiếp cận thông tin qua các hiệp hội, đoàn thể vào các khoảng thời điểm trên là rất lớn.

Như vậy, trong khoảng thời gian sắp tới, mong muốn của người nông dân về nhu cầu tiếp cận thông tin NNNT không có nhiều khác biệt, kể cả về nội dung, kênh thông tin cũng như thời điểm tiếp cận thông tin. Xu hướng sử dụng và tiếp cận các thông tin NNNT vẫn theo thói quen cũ. Tuy nhiên, người nông dân cũng đã xác định được một kênh thông tin hết sức quan trọng và tác động trực tiếp với họ, đó là các trung tâm KNKN và trong tương lai xa, người nông dân mong muốn kênh này phát huy hiệu quả cao hơn nữa.

Khuyến nghị

Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Để tăng cường hiệu quả của thông tin nông nghiệp, vai trò quản lý của nhà nước là rât quan trọng. Đặc biệt, vai trò này được khẳng định rõ trong việc nhà nước liên kết cùng các đơn vị khác, giúp nông dân tiêu thụ nông sản. Do đó, cần tăng cường thông tin về mối liên kết “4 nhà”(nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) theo Quyết định 80 QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ . Vai trò của liên kết “4 nhà” được đánh giá là rất quan trọng trong hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Mặc dù ra đời từ năm 2002, nhưng hiện nay, liên kết này vẫn lỏng lẻo, nông dân sản xuất ra nhưng doanh nghiệp không thu mua, hoặc doanh nghiệp đề nghị nông dân trồng theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu nhưng khi thu hoạch, tư thương trả giá cao hơn nông dân lại bán cho họ mà chưa có các chế tài bắt buộc.

Trong liên kết này, hiện nay vai trò của Nhà nước, nhà khoa học cũng hết sức mờ nhạt. Nhà khoa học hiện chưa góp tiếng nói thực sự giúp nông dân trong việc tìm ra các chiến lược sản xuất phù hợp, các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Nhà nước cũng chưa đủ sức mạnh để điều tiết các mối quan hệ này theo ý chủ quan của mình, vì vậy thị trường tiêu thụ nông sản hiện nay hết sức lộn xộn, tư thương lũng đoạn, ép giá nông dân khiến bà con sản xuất ra không có lãi hoặc lỗ.

Thêm nữa, nhà nước cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các cơ quan báo, đài đầu tư hơn nữa,

có hiệu quả hơn cho nông nghiệp. Nhà nước cũng là đơn vị thúc đẩy hoạt động của các trung tâm KNKN, trạm KNKN, các hiệp hội, đoàn thể để các tổ chức này phát huy hơn nữa vai trò cung cấp thông tin cho người nông dân.

Cuối cùng, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tập trung nguồn lực hơn nữa cho truyền thông nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, nhân lực…để cung cấp các dịch vụ thông tin cơ bản về kỹ thuật sản xuất, về cảnh bảo dịch bệnh, phòng và chống dịch cũng như các thông tin dự báo về thị trường, giá cả, cung cầu để hỗ trợ cho người sản xuất và doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan truyền thông

Để tăng cường hiệu quả của thông tin nông nghiệp nông thôn, các kênh thông tin trong lĩnh vực này cũng phải không ngừng hoàn thiện về mặt chất lượng, phong cách phục vụ. Tác giả đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin này:

Thứ nhất, các báo chuyên ngành cần có một chuyên mục riêng dành cho tiêu thụ nông sản và những thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở đó nên tập trung vào các địa chỉ mua-bán sản phẩm; giá cả các loại nông sản, giá vật tư nông nghiệp; tiếp theo là những bài báo của các nhà khoa học cung cấp thông tin định hướng cho nông dân nên trồng cây gì, con gì, giống mới gì, mua ở đâu, khu vực nào nên trồng … có như vậy, mới giúp nông dân tránh được việc sản xuất tràn lan, có cây gì trồng cây ấy. Từ sản xuất tới thu hoạch cũng phải có những bài

báo hướng dẫn bà con cách thu hoạch, phơi sấy, bảo quản để giữ được chất lượng hàng hoá. Bởi hiện nay, giá các loại nông sản Việt Nam ngoài chất lượng giống kém thì việc thu hoạch, bảo quản kém cũng dẫn tới tình trạng nông sản mất giá.

Thứ hai, mỗi cơ quan truyền thông, mỗi kênh thông tin là một sàn giao dịch kết nối cung- cầu để tiêu thụ nông sản. Các cơ quan này với chức năng của mình ngày nay không chỉ là cơ quan tuyên truyền mà còn là doanh nghiệp với khả năng tổ chức các sự kiện, hội thảo về những vấn đề mà dư luận xã hội đang đặt ra.

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng của thông tin nông nghiệp, các kênh thông tin đại chúng như ti vi, báo in, báo mạng nên xây dựng mạng lưới cộng tác viên là những nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp để đặt họ những bài viết chuyên sâu trong việc đưa ra những chiến lược phát triển chung cho ngành nông nghiệp.

Các tờ báo này cũng có thể xây dựng mạng lưới cộng tác viên là nông dân, đặc biệt là những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên cả nước. Theo Báo cáo của BCH TƯ Hội Nông dân Việt Nam, cả nước có trên 3 triệu hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Như vậy, các báo chỉ cần có 0,1% trong số hộ nông dân giỏi làm cộng tác viên tại các xã thì nội dung sẽ phong phú hơn và giải quyết được những bức xúc về tiêu thụ nông sản hiệu quả hơn.

Thêm nữa, đối với hoạt động của các trung tâm KNKN, ngoài giờ hành chính, cán bộ của trung tâm có thể tăng cường

các hoạt động tiếp xúc dân. Vào khoảng thời điểm nghỉ ngơi buổi tối, từ 17h01 – 20h00, có thể tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi thông tin nông nghiệp đối với người dân. Hiện, hoạt động này đã được các hiệp hội, đoàn thể trên địa bàn thực hiện tương đối tốt. Nên chăng các đài nên tập trung xây dựng những bản tin nông nghiệp, bản tin thị trường nông sản, các chuyên mục cập nhật thông tin chính sách nông nghiệp cho nông dân vào khoảng thời điểm trên.

Đối với người nông dân

Ngày nay, thông tin và truyền thông không ngừng phát triển. Nếu không tiếp cận kịp thời với những thông tin mới nhất về thị trường, về kỹ thuật, chính sách…bản thân nông dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và trực tiếp nhất. Vì thế, không ai khác, chính người nông dân sẽ là đối tượng đầu tiên cần nâng cao nhận thức về vai trò của thông tin đối với việc phát triển kinh tế xã hội.

Từ chỗ ý thức được vai trò đó, người nông dân cũng biết cách sắp xếp thời điểm, đầu tư cho cơ sở vật chất (mua báo, trang bị máy tính…) phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình để việc tiếp cận thông tin nông nghiệp được chủ động hơn, khắc phục tình trạng bị động trong việc thu nhận thông tin như hiện nay.

Hơn thế nữa, bản thân nông dân cũng nên chủ động hơn, mạnh dạn hơn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt,

nữ nông dân, những người còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin này cần tự ý thức hơn nữa về vai trò của thông tin, chủ động tìm kiếm thông tin từ hàng xóm, từ hội phụ nữ hay các kênh thông tin khác…

Ở từng ấp, từng thôn, có thể hình thành những câu lạc bộ nông dân. Trong đó, những người có học vấn cao hơn có thể giúp những người khác trong việc tiếp cận thông tin từ báo in và báo mạng. Khi những người trong nhóm có thắc mắc gì sẽ cùng trao đổi, chia sẻ thông tin.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu sử dụng thông tin nông nghiệp nông thôn của nông dân (qua điều tra tại tỉnh Cần Thơ rr.PDF (Trang 28 - 38)