Khai thác và ứng dụng CNTT □

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 77)

thức khổng lồ được khai thác trong thời gian ngắn nhất, CNTT đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong giảng dạy. Với đặc thù riêng, GDPCMT lại càng cần đến vai trò của CNTT. Để giúp giáo GV khai thác và ứng dụng CNTT vào giảng dạy nội dung này, Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc bồi dưỡng khả năng khai thác Internet, khai thác các địa chỉ cần thiết, các kinh nghiệm khi khai thác,… nhằm hỗ trợ GV. Việc bồi dưỡng có thể mời các chuyên gia về mạng dạy tập trung cho GV kết hợp với việc tực học hỏi lẫn nhau của giáo GV. Sau khi đã bồi dưỡng hiệu trưởng cần kiểm tra việc khai thác, ứng dụng CNTT của GV vào thực tế giảng dạy để nắm bắt khả năng và trình độ của GV, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng tiếp.

*Quản lý thông qua dạy chuyên đề và thi GV giỏi: Trong công tác chuyên môn đây là hai hoạt động thu hút sự quan tâm đầu tư của GV về cả chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Với biện pháp này, Hiệu trưởng cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn nội dung, kiến thức trọng tâm cần truyền đạt cho học HS.

-Khi phân công GV cần tập trung vào GV dạy các bộ môn có nhiều kiến thức liên quan đến phòng chống ma túy như: GDCD, Sinh vật, Ngữ văn. Từ đó tổ chức, động viên tất cả GV dạy bộ môn này tham gia.

- Tổ chức cho 100% học sinh các lớp được học các tiết này. - Tổ chức dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ dạy.

- Tổ chức bình xét, khen thưởng các tiết dạy tốt, hiệu quả GD cao. - Cử GV tham gia dạy, thi ở các cấp cao hơn (nếu có)

- Tổ chức cho GV đã đạt thành tích cao dạy báo cáo cho GV toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm và học tập.

*Quản lý, chỉ đạo việc dự giờ học tập và rút kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và các trường bạn:

Đối với giáo viên, một trong những con đường để nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn có hiệu quả là việc dự giờ của đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Để chỉ đạo GV trong trường thực hiện nghiêm túc hoạt động này, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch và giao chỉ tiêu dự giờ theo tuần, tháng, đợt, hay phong trào dạy chuyên đề, thi dạy giỏi các cấp và thực tế thời điểm thực hiện các bài dạy có lồng ghép nội dung phòng chống ma túy ở nhiều lớp khác nhau và các thời điểm khác nhau trong năm học để đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác. Các tiết dạy điểm, dạy mẫu, dạy chuyên đề hay thi GV dạy giỏi phòng chống ma túy là những tiết mà Hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức cho GV toàn trường dự. Ngoài ra, Hiệu trưởng các trường trong huyện cần phối hợp tổ chức dạy chuyên đề, dạy lồng ghép nội dung này để GV trong huyện được dự giờ, học tập, trao đổi lẫn nhau.

Dự giờ là cần thiết nhưng chưa đủ để GV có thể tự rút ra được bài học và kinh nghiệm cho mình mà quan trọng là tổ chức cho GV phân tích, đánh giá, góp ý sau khi dự giờ. Khi thực hiện công đoạn này, Hiệu trưởng cần định hướng để GV chỉ ra được những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục và nêu rõ hướng khắc phục cho GV.

*Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ GV: Không có GV chuyên trách, do các kiến thức PCMT gần gũi với các bộ môn GDCD, Sinh vật và Ngữ văn nên đa số các nhà trường đều giao công tác này cho GV các bộ môn trên hoặc GV chủ nhiệm lớp đảm nhiệm. Mặt khác đây là một nội dung GD mới, tài liệu giảng dạy quá ít, GV lại chưa có nhiều kinh nghiệm cho nên quản lý việc bồi dưỡng, tập huấn CBGV, NV trong trường về GD phòng chống ma túy là công việc mà Hiệu trưởng cần quan tâm. Việc bồi dưỡng này cần có kế hoạch cụ thể trong từng tháng, từng kỳ và trong cả năm và có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như:

- Phổ biến các loại văn bản chỉ đạo cấp trên, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các tài liệu về công tác phòng chống ma túy.

- Mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác PCMT (công an, bác sĩ, cán bộ phòng chống ma túy,… ) về nói chuyện cho GV nhằm giúp GV nâng cao những hiểu biết về ma túy, có thêm kĩ năng GD học sinh. Khi mời các chuyên gia này, hiệu trưởng cần định hướng để họ tập trung bồi dưỡng cho GV các nội dung cơ bản sau:

+ Các biểu hiện khác thường của HS khi sử dụng ma túy như: về sức khoẻ, thái độ, hành vi, ý thức học tập, kỷ luật,… . Ví dụ như: HS khi nghiện ma tuý thường mang theo bật lửa, giấy bạc, hay xin đi vệ sinh, hay ngáp người bẩn do ít tắm, da tái, người gầy nhanh, hay ngủ gật trong lớp, người uể oải, bỏ bê học hành. Khi nắm chắc các biểu hiện này của HS, GV sẽ dễ dàng phát hiện HS vi phạm, từ đó có kế hoạch GD trực tiếp các em.

+ Các hậu quả do ma túy mang lại cho người sử dụng nó là về sức khoẻ, nhân cách, về tương lai. Khi nắm bắt được nội dung này, GV sẽ có sự phân tích kĩ

lưỡng cho HS về những tác hại của ma túy, từ đó để nhắc nhở, cảnh báo các em phòng tránh, bảo vệ cho chính bản thân.

+ Các thủ đoạn mà bọn tội phạm thường sử dụng để lôi kéo mọi người sử dụng ma túy. Nắm được nội dung này, trong quá trình truyền đạt cho HS, người GV sẽ giúp các em cảnh giác trước sự cám dỗ, lôi kéo của bọn xấu. + Tình hình TNMT trên địa bàn huyện Kiến Xương, đưa ra những vụ việc, những tội phạm đã bị bắt và xét xử để GV nắm được thực trạng và nguy cơ xâm nhập vào nhà trường và có thái độ quan tâm, trách nhiệm cao hơn trong công tác GD học sinh PCMT.

+ Một số phương pháp, cách thức, hướng giải quyết khi HS trong lớp sử dụng ma túy.

+ Một số nội dung cơ bản của luật liên quan đến phòng chống ma túy.

- Mời các nhà tâm lý học nói chuyện về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS từ đó định hướng cho giáo viên các con đường GD học sinh phù hợp với lứa tuổi các em.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi, thảo luận, phổ biến kinh nghiệm về phương pháp GD học sinh; các hình thức tổ chức GD sinh động, có khả năng khắc sâu kiến thức; cách phát hiện và xử lý các tình huống, các trường hợp HS sử dụng ma túy; cách khai thác thông tin; cách quản lý thời gian biểu và thực hiện nội quy cũng như nhiệm vụ học tập của HS; cách phối hợp với các lực lượng GD khác,….

- Sưu tầm, cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác phòng chống ma túy để GV tự nghiên cứu như: tài liệu cung cấp kiến thức cơ bản về ma túy; các tranh ảnh, băng hình, mẫu vật, biểu bảng, số liệu,…có liên quan; văn bản về chủ trương, đường lối, pháp luật về phòng ngừa, kiểm soát ma túy; các văn bản, công văn hướng dẫn của ngành GD về công tác GD học sinh phòng chống ma túy,… Đây là những căn cứ có tính pháp quy, là “cái gậy” chống để GV có đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện GDPCMT trong nhà trường. Sau đó, Hiệu trưởng có thể tổ chức toạ đàm, hoặc yêu cầu GV viết thu hoạch.

- Về thời gian bồi dưỡng, tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện từng trường, Hiệu trưởng sắp xếp cho phù hợp. Với các văn bản chỉ đạo của cấp trên thì Hiệu trưởng cần cập nhật kịp thời nhằm bảo đảm tính thời sự của công tác này.

* Quản lý hoạt động thi làm đồ dùng dạy học sáng tạo: Như chúng ta

đã biết, do nội dung GDPCMT trong nhà trường là mới và chưa có trong chương trình SGK nên trang thiết bị và đồ dùng dạy học phục vụ công tác này gần như không có. Điều này khiến GV khi thực hiện các bài giảng về TNXH, TNMT hoặc khi tổ chức các hình thức GD gặp khó khăn, hiệu quả GD chưa cao. Trong điều kiện như vậy, việc tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học sáng tạo phục vụ GDPCMT trong GV là hoạt động mà Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo. Khi tổ chức hoạt động này, Hiệu trưởng cần chú ý một số điểm sau: - Tuyên truyền, phổ biến trong giáo viên về mục đích, ý nghĩa cuộc thi - Thành lập Ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Xây dựng, phổ biến kế hoạch vào cuộc họp chuyên môn đầu năm và tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong kế hoạch cần xác định rõ thời gian, thời điểm cụ thể cho từng khâu, từng bước (thời gian: thu, chấm, thời tổng kết,…)

- Có kế hoạch kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở thường xuyên.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá đồ dùng: sáng tạo, phù hợp, áp dụng phổ biến, dễ thực hiện, giá thành thấp,…

- Đề xuất các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng cho từng cá nhân hoặc tổ, nhóm chuyên môn.

- Thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm, đánh giá, xếp loại. Tổng kết, đánh giá, khen thưởng, gửi đi thi các cấp cao hơn.

- Tổ chức sử dụng đồ dùng sáng tạo trong các tiết dạy PCMT để đánh giá, kiểm nghiệm tính hiệu quả của đồ dùng, nếu cần thiết có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế giảng dạy và nội dung kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức phổ biến, áp dụng rộng rãi trong cán bộ, giáo viên đối với những đồ dùng được đánh giá cao.

- Góp ý đối với những đồ dùng chưa đạt hoặc còn thiếu một vài tiêu chí để giáo viên điều chỉnh và tham gia ở những đợt thi sau.

* Quản lý hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm: Hiểu một cách đơn

giản, SKKN là những kinh nghiệm về: kĩ năng, thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức, quản lý học sinh, tổ chức tiết học, cách sử lý và giải quyết các tình huống GD,… đem lại hiệu quả GD cao đã được GV thực hiện và kiểm nghiệm, đúc kết trong quá trình giảng dạy. Trong những năm qua, ở Kiến Xương, nhiều đề tài được GV đề cập, tuy nhiên SKKN có nội dung PCMT thì hầu như còn là mảnh đất trống, nếu có chỉ là sự động chạm rất sơ khai ở những sáng kiến viết về công tác GD đạo đức cho HS. Vì vậy, để huy động được GV trong các trường quan tâm đến mảng đề tài này, Hiệu trưởng trong quá trình chỉ đạo phong trào viết SKKN cần định hướng, ưu tiên, tạo điều kiện để GV tham gia viết đề tài này. Để công tác này được thực hiện có hiệu quả, Hiệu trưởng cần lưu ý một số điểm sau:

- Xây dựng kế hoạch viết SKKN, ưu tiên, định hướng cho đề tài phòng chống ma túy từ đầu năm và phổ biến cụ thể trong các cuộc họp chuyên môn đầu năm, coi đây là một hoạt động trong công tác chuyên môn. Trong kế hoạch cần xác định rõ thời gian, thời điểm cụ thể cho từng khâu, từng bước; ra chỉ tiêu phấn đấu cho tổ chuyên môn.

- Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm rõ ràng. - Có kế hoạch kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở thường xuyên.

- Thu thập, cung cấp các nguồn tài liệu cần thiết giúp giáo viên khai thác, phục vụ viết SKKN.

- Tổ chức hướng dẫn GV cách viết một SKKN: bố cục, nội dung, …

- Xây dựng và phổ biến các tiêu chí đánh giá, xếp loại SKKN: tính sư phạm, tính khoa học, tính thực tiễn, tính sáng tạo, tính phổ biến,…

- Thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm, đánh giá, xếp loại.

- Tổng kết, khen thưởng và gửi các SKKN được đánh giá cao tham gia thi các cấp.

- Tổ chức để GV có SKKN được đánh giá cao phổ biến kinh nghiệm cho GV trong trường học tập, áp dụng.

-Góp ý đối với những SKKN có giá trị nhưng còn một vài thiếu sót nhỏ để GV điều chỉnh và bổ sung cho những năm sau.

Viết SKKN là hoạt động có quá trình, kinh nghiệm của GV là sự trải nghiệm của nhiều năm. Do vậy việc viết SKKN đề tài PCMT không thể một sớm một chiều có ngay được. Người Hiệu trưởng cần có kế hoạch dài hơi cho hoạt động này, như thế mới đảm bảo SKKN là sự tìm tòi, sáng tạo của GV và thể hiện tính hiệu quả, áp dụng thực tiễn cao trong công tác PCMT xâm nhập học đường.

* Quản lý hoạt động hướng dẫn học sinh tự học: Để phát huy vai trò chủ

thể của HS trong học tập và rèn luyện, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV hướng dẫn HS tự học, tự GD ý thức PCMT. Với hoạt động này, Hiệu trưởng định hướng GV thực hiện một số hoạt động sau:

- Hướng dẫn HS tự xác định mục tiêu, cam kết thực hiện mục tiêu;

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài khi thực hiện các tiết có nội dung PCMT: sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, bài hát, liên hệ thực tế tại địa phương,…

- Hướng dẫn HS tham gia các hoạt động ngoại khoá nhằm giúp các em bộc lộ khả năng cá nhân, hoà mình vào các hoạt động của tập thể và xã hội như: thi tìm hiểu, giao lưu văn hoá, văn nghệ,….

- Hướng dẫn các em tự kiểm tra, đánh giá bản thân. Để các em làm tốt việc này, người GV cần đưa ra những tiêu chí đánh giá để các em đối chiếu với bản thân, từ đó có ý thức tiếp tục tự học, tự rèn luyện.

- Trong quá trình hướng dẫn HS tự học, tự rèn luyện, người GV phải thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, động viên, khen chê kịp thời nhằm thúc đẩy ý thức tự học của các em nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

*Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tự GD phòng chống

ma túy của HS: Có kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS thì

độ nào, đồng thời giúp GV tự điều chỉnh nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của mình. Dựa vào kết quả kiểm tra, Hiệu trưởng nắm được kết quả GD học sinh đạt ở mức độ nào, lấy đó làm căn cứ để chỉ đạo GV điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp,… một cách kịp thời để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo GD.

Tuy nhiên việc đánh giá HS trong GDPCMT không được thuận lợi như các môn học khác ở chỗ: nếu như các môn học chính khóa trong chương trình SGK có quy định rất rõ về thời gian, hình thức, loại bài và nội dung kiểm tra, đánh giá thì nội dung GDPCMT lại không có. Do vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV đánh giá HS trên hai phương diện:

- Kiểm tra khả năng nhận thức, tiếp thu các kiến thức về PCMT thông qua hình thức kiểm tra lấy điểm (bằng kiểm tra miệng hoặc viết). Việc kiểm tra này có thể tiến hành sau khi thực hiện một số tiết do trường tự xây dựng chương trình, cũng có thể kiểm tra thường xuyên ở các tiết học, môn học có nội dung lồng ghép kiến thức PCMT. Khi kiểm tra nội dung này, GV ra đề sao cho có câu hỏi để HS liên hệ đến kiến thức PCMT và có cho điểm rõ ràng cho phần này. Nội dung câu hỏi kiểm tra không nên quá nghiêng về lý thuyết mà nên có những câu hỏi để học tự liên hệ thực tế thái độ, hành vi PCMT của bản thân trong những tình huống cụ thể.

- Kiểm tra và hành vi, thái độ qua việc theo dõi, quan sát hành vi, thái độ hàng ngày của các em, lấy đây là một trong những căn cứ để xếp loại đạo đức học sinh. Hình thức kiểm tra này sẽ đánh giá sát thực chất ý thức PCMT của các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 77)