KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢY Ở

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo mang đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y 152 nghi tàm - quận tây hồ - hà nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ở chó (Trang 50 - 53)

Khi chó bị viêm ruột bị nhiễm trùng nên việc sử dụng kháng sinh để điều trị là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm điều trị cho 30 con chó bị bệnh viêm ruột tiêu chảy ở 3 lô thí nghiệm bằng 3 phác đồ điều trị khác nhau. Mỗi phác đồ thử nghiệm điều trị cho 10 chó. Với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau.

* Phác đồ I

- Trị bệnh viêm ruột tiêu chảy dùng kháng sinh: Amoxicilin với liều 1ml/5kgP/ngày, tiêm bắp thịt ngày 1 lần.

- Chống nôn: Atropinsulfat 0.1%: 2 – 3 ml/con tiêm dưới da. - Hạ sốt, trợ lực cho con vật:

Analgin 30%: 3 – 5ml/con tiêm bắp ngày 1 lần. Vitamin B1 2.5%: 1 – 3ml/con/ngày, tiêm bắp Vitamin B12 0.05%: 2ml/con/ngày, tiêm bắp Vitamin C 5%: 5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch

Smecta: cho uống và thụt trực tràng, có tác dụng bao bọc niêm mạc ruột. - Hộ lý chăm sóc: Để chó nghỉ ngơi yên tĩnh, khô ráo, ấm áp, sạch sẽ. Pha dung dịch Orezol cho chó uống liên tục để bổ sung chất điện giải. Cho ăn thức ăn dễ tiêu, ăn ít một, ăn nhiều bữa trong ngày. Không cho chó ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ.

* Phác đồ II

Giống như phác đồ I nhưng thêm:

- Bổ sung nước và chất điện giải cho con vật: dung dịch mặn ngọt đẳng trương: 20ml/kgP/ngày, tiêm chậm tĩnh mạch, ngày truyền 1 lần.

* Phác đồ III

Giống như phác đồ II, chỉ khác ở chỗ thay việc truyền dịch mặn/ngọt đẳng trương vào tĩnh mạch (một thao tác đòi hỏi kỹ thuật) bằng phương pháp cho uống trực tiếp liên tục mỗi lần từ 20 – 50ml, ngày 5 – 10 lần.

Chúng tôi đã tiến hành điều trị thử nghiệm 30 chó mắc bệnh theo 3 phác đồ kể trên với liệu trình 5 ngày. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả thử nghiệm điều trị viêm ruột

Phác đồ Số con điều trị Số con khỏi bệnh Tỷ lệ %

I 10 6 60.00

II 10 9 90.00

III 10 8 80.00

Kết quả bảng 4.8 cho thấy:

+ Đối với bệnh viêm ruột tiêu chảy thì việc bổ sung nước và chất điện giải đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Cụ thể với phác đồ I không dùng biện pháp bổ sung nước và chất điện giải, hiệu quả điều trị đạt thấp (60%). Phác đồ II cũng dùng kháng sinh và các thuốc chữa triệu chứng như phác đồ I nhưng thêm bổ sung nước và chất điện giải bằng

cách truyền vào tĩnh mạch cho con vật nên hiệu quả đạt cao nhất là (90%). Còn với phác đồ III cũng dùng kháng sinh và bổ sung nước và chất điện giải bằng cách cho uống liên tục, hiệu quả điều trị đạt 80%, cao hơn phác đồ I nhưng thấp hơn phác đồ II.

Có sự chênh lệch giữa hiệu quả điều trị ở 3 phác đồ là do: ở phác đồ I chúng ta điều trị bằng kháng sinh, không bổ sung nước và chất điện giải cho con vật nên vật sẽ bị mất nước và chất điện giải ra ngoài theo phân. Ở phác đồ II: dung dịch mặn ngọt đẳng trương được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch con vật nên vật được bổ sung kịp thời lượng nước và chất điện giải mất đi do tiêu chảy. Còn với phác đồ III: lượng nước và chất điện giải được bổ sung phải qua giai đoạn hấp thu qua đường tiêu hóa rồi mới chuyển hóa vào máu nên nước và chất điện giải mất do vật ỉa chảy được bổ sung vào cơ thể nhưng thời gian vật được bổ sung chậm hơn so với phác đồ II.

+ Do vậy có thể bổ sung nước và chất điện giải bằng phương pháp đơn giản dễ làm thuận tiện cho người chăn nuôi bằng cách cho uống liên tục nhiều lần, mỗi lần 20 – 50ml dung dịch nước sinh lý mặn/ngọt thay cho phương pháp truyền tĩnh mạch, một thao tác phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật.

Chó chết do mất nhiều nước và chất điện giải

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn chó, mèo mang đến khám và chữa bệnh tại phòng khám thú y 152 nghi tàm - quận tây hồ - hà nội và thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ở chó (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w