0
Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Về lai giống:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LAI TẠO GIỐNG MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN, TRÀM, THÔNG VÀ KEO, GIAI ĐOẠN 2 (2006-2010) (Trang 27 -31 )

C. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ GIỐNG TRÀM LAI VÀ TRÀM TA

B. QUI PHẠM TRỒNG RỪNG THÂM CANH BẠCH ĐÀN LA

6.2 Về lai giống:

+ Đề tài đã lai tạo mới được 300 tổ hợp lai đôi, lai

ba giữa các loài bạch đàn, keo, tràm (trong đó bạch

đàn lai là 152 tổ hợp, tràm lai 132 tổ hợp, keo lai nhân tạo là 16 tổ hợp lai);

+ Đã chọn được gần 100 dòng keo lai và bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh và hình dáng thân đẹp, các dòng được nhân giống và khảo nghiệm. Sau 2 năm

khảo nghiệm cho thấy sinh trưởng của những dòng bạch đàn lai tốt nhất đạt 11 cm về đường kính và 11,5 m chiều cao ở cả hai hiện trường Kinh đứng Cà Mau và Tân tiến – Bình Phước;

Về phân tích tính chất cơ lý gỗ 3 giống keo lai nhân tạo AM2, AM3, MAM8 ở tuổi 7 cho thấy so với gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên, gỗ keo lai nhân tạo AM2, AM3 có nhiều đặc tính tốt (khối lượng thể tích, sức chịu nén dọc, sức uốn tĩnh) hơn Keo lá tràm, Keo tai tượng và keo lai tự nhiên;

Về tiềm năng bột giấy của các dòng keo lai

nhân tạo (AM2. AM3, MAM8) và bạch đàn lai nhân tạo (UE27) ở tuổi 5 cho phép rút ra một số kết luận: Tỷ trọng gỗ của các mẫu keo lai và bạch đàn lai đều khá cao, đều đạt trên 520kg/m3 trừ mẫu MAM8

(479,7 kg/m3); Hàm lượng xenluloza của các mẫu keo lai và bạch đàn lai đều khá cao: đều đạt trên dưới 50% với các hàm lượng lignin và các hợp chất tan thấp;

Các nghiên cứu giải phẫu lá tràm lai có thể đi đến số kết luận sau:

+ Con lai F1 trong thí nghiệm không những thể hiện tính trung gian so với bố mẹ khá rõ rệt mà còn thể hiện ra tính ưu thế lai về một số tính trạng nghiên cứu tuy nhiên là với mức độ khác nhau.

+ Tế bào khí khổng của các cây trong tổ hợp lai tràm đều có số lượng trung gian giữa bố mẹ tham gia lai giống và số lượng lỗ khí ở mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới.

Nghiên cứu về sự khác biệt giữa dòng bạch đàn sinh trưởng nhanh và chậm ở mức độ phân tử cho thấy:

+ Dùng hai mồi OPB8, OPC9 có thể phân biệt được cây sinh trưởng nhanh và chậm. Với mồi OPB8 các mẫu cây bạch đàn sinh trưởng nhanh (UE24, U6, PN2, PN14) đều cho 7 băng, trong khi cây sinh trưởng chậm (UE4) chỉ cho 1 băng (500bp). Tương tự với mồi OPC9 ở các cây sinh trưởng nhanh đều cho 2 băng (1300bp và 1400bp), nhưng ở cây sinh trưởng chậm chỉ cho 1 băng (1300bp). Cần thiết tách dòng và đọc trình tự các băng khác biệt này để tìm ra các gen liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây bạch đàn.

+ Cần thiết chạy thêm các mồi chỉ thị phân tử và tăng cương số mẫu cây để tăng thêm độ tin cậy và phát hiện thêm sự sai khác di truyền giữa các cây sinh trưởng nhanh và chậm.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LAI TẠO GIỐNG MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN, TRÀM, THÔNG VÀ KEO, GIAI ĐOẠN 2 (2006-2010) (Trang 27 -31 )

×