Các phương pháp ứng dụng bột nhão

Một phần của tài liệu Các loại vải và các chất trợ hoá học (Trang 112 - 113)

4. CÁC QUI TRÌNH SẢN XUẤT

4.6.1 Các phương pháp ứng dụng bột nhão

Các phương pháp ứng dụng bột nhão khác nhau được sử dụng: • In trục lăn • In phẳng • In xoay • In chuyển nhiệt • In phun 4.6.1.1 Quy trình in trục lăn

Trong in trục lăn, thuốc nhuộm được sử dụng ở dạng bột nhão từ một trục lăn bàn chải đến một xi lanh bằng đồng có khắc, được vận chuyển bằng một con lăn trơn xoay, để in vải. Một dao cạo bén nạo hết thuốc nhuộm thừa từ bề mặt của trục lăn khắc. Khi vải đi qua giữa các con lăn khắc và xi lanh trơn, thuốc nhuộm từ các khu vực nông được ép vào vải. Một loại vải khác gọi là "chăn in" đi theo đằng sau và cùng với vải được in; tấm chăn in hấp thụ bột in nhão thừa và ngăn không cho nó băng qua và làm bẩn trục lăn trơn. Vải được in lập tức được đưa vào trong một buồng sấy và sau đó vào một buồng hơi, nơi mà độ ẩm và nhiệt độ được cài đặt cho thuốc nhuộm. Khi in nhiều màu, một trục khắc phải được sử dụng cho mỗi màu. Do đạt được chất lượng cao, in bằng trục lăn in là phương pháp hấp dẫn nhất cho các nhà thiết kế in và các loại vải may mặc thời trang.

4.6.1.2 In lụa phẳng

Trong in lụa phẳng, một tấm lụa trên đó bột in nhão được phủ lên được ép vào một phần của vải. Một thiết kế được tái tạo trên màn hình, và một lớp phủ sơn mài hoặc các chất không thấm được khác áp dụng cho tất cả các phần của tấm lụa mà không phải là một phần của thiết kế. Một ống lăn sau đó di chuyển khắp bức lụa, buộc bột in nhão đi xuyên qua các phần thấm được của bề mặt tấm lụa và qua đó tái tạo thiết kế và in vải. Qui trình này được lặp lại cho từng màu sắc được sử dụng trong thiết kế. Qui trình này khá đắt tiền, nhưng rất linh hoạt và có công suất cao, khi các máy hoàn toàn tự động được sử dụng.

4.6.1.3 Qui trình in lụa xoay

Loại máy này sử dụng một màn xoay được làm bằng lá kim loại. Vải được in được đưa vào phần máy in của máy dưới sức căng đồng bộ và đi qua dưới màn xoay mà xuyên qua đó bột in nhão được bơm từ 1 bình chứa. Một ống lăn trong mỗi màn hình xoay buộc bột nhão đi xuyên quan màn vào vải trong khi nó di chuyển ở tốc độ đến 90 m/phút. Vải sau đó đi vào một lò sấy và cuối cùng được giặt sạch. Qui trình này kết hợp các lợi thế của các kỹ thuật in trục lăn và in lụa phẳng. Sản lượng thì là cao hơn đáng kể so với các máy in lụa phẳng.

Trang 113/158

4.6.1.4 Qui trình in chuyển nhiệt

Qui trình này bao gồm việc chuyển một mẫu trang trí từ giá đỡ giấy lên vải bằng cách làm nóng khô hoặc ướt. Hai quá trình chính đã được phát triển: chuyển nhiệt khô và chuyển nhiệt ướt. Chi phí sản xuất giảm trong in chuyển nhiệt bởi vì sau khi xử lý (ví dụ như xông hơi) được loại bỏ. Vải được in bằng qui trình này có sớ vải tốt và có độ phân giải cao của hoa văn. Màu đậm và sâu có thể được tái tạo. In chuyển nhiệt có thể được áp dụng cho cả vải dệt thoi và dệt kim (kể cả hàng dệt kim tròn xung quanh một chu vi mà không cần phải chia tách vật liệu). Độ bền mầu phụ thuộc vào chất xơ và thuốc nhuộm được sử dụng; một sự lựa chọn thích hợp là quan trọng để có hiệu suất tốt nhất.

4.6.1.5 In phun mực

Công nghệ in phun mực được phát triển để in ấn tài liệu. Màu được phóng ra theo từng giọt nhỏ hướng tới chất nền và được dẫn đến khu vực cần in. Qui trình này có thể được kiểm soát dễ dàng bằng máy vi tính. Trong các ứng dụng dệt, công nghệ này được sử dụng chủ yếu để in các chất nền polyester (đặc biệt là những lô nhỏ và lô mẫu).

Một phần của tài liệu Các loại vải và các chất trợ hoá học (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)