Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, những nội dung thực hiện và các kết quả đạt được trong luận án có thể đưa ra những kết luận dưới đây: 1. Các chi tiết truyền động có dạng bậc, đối xứng trục và rỗng trong các bộ truyền cơ khí có thể được chế tạo một cách hiệu quả từ phôi ống và trải qua các nguyên công cơ bản như chồn cục bộ và dập khối trong khuôn kín. Việc xác định kích thước phôi ống phù hợp với bước chồn sẽ tạo được phôi trung gian phù hợp nhất cho bước dập khối cuối cùng. Qua đó, không chỉ rút ngắn được qui trình công nghệ, tiết kiệm nguyên vật liệu (lên đến 35%), mà còn tiết kiệm lực năng lượng dập khối (35%) so với công nghệ truyền thống dập từ phôi đặc.
2. Phân tích và xác định sự xuất hiện khuyết tật gấp do mất ổn định trên phôi nhờ xây dựng, phát triển phương pháp phân tích đặc điểm dòng chảy kim loại), lưới biến dạng và chuyển vị của các chất điểm trên phôi trong quá trình biến dạng dựa trên mô phỏng số.
3. Dựa vào kết quả mô phỏng với trường hợp chày phằng, với các tỷ lệ kích thước H0/D0 = 0,4÷0,6; S0/D0 = 0,3÷0,35 sẽ cho mức độ biến dạng theo phương chồn đảm bảo yêu cầu thiết kế = 40%. Khi sử dụng chày có độ côn α = 5÷200 sẽ làm cho miền xác định kích thước phôi được mở rộng và đạt được H0/D0 = 0,8÷1,0; S0/D0 = 0,2÷0,25 4. Xây dựng mô hình thực nghiệm phù hợp với điều kiện nghiên cứu mà còn có khả năng ứng dụng ngay trong thực tế sản xuất.
5. Xây dựng mối quan hệ hàm số thực nghiệm giữa các thông số đầu vào là kích thước phôi và góc côn của chày với các thông số đầu ra là mức độ biến dạng cho phép và lực chồn.
6. Đã lựa chọn được thông số phôi, thiết kế khuôn phù hợp để dập chi tiết bánh răng liền trục
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu biên dạng khuôn khi chồn cục bộ ở các vị trí
khác nhau trên phôi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ biến dạng đến khả năng
gây mất ổn định phôi ống.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ khi dập ở trạng thái
ấm.
- Khảo sát đối với các kim loại khác.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại chất bôi trơn khác nhau khi chồn.