1. Về phía chính phủ:
- Xây dựng hoàn thiện về bộ luật thương phiếu, cải cách thủ tục hành chính đồng bộ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thương phiếu có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2000 và Chính Phủ đã ban hành nghị định 32/2001/NĐ -CP ngày 5.7.2001 hướng dẫn thi hành pháp lệnh
trên nhưng vẫn còn nhiều bất cập như chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế…
- Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng.
- Đẩy mạnh các quỹ bảo lãnh tín dụng
- Thông qua bộ tài chính miễn, giảm thuế, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp, ngành hàng đang gặp khó khăn do tác động xấu của tình hình kinh tế trong nước va thế giới.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đến các doanh nghiệp là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu.
- Nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) dể có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng.
- Chính phủ cần có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp cũng như các - Tổ chức tín dụng có tham gia vào quan hệ thương phiếu.
- Ngân hàng Nhà nước phải gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn để các ngân hàng có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu như bảo lãnh, chiết khấu và cầm cố thương phiếu. ngân hàng Nhà nước cũng phải nhanh chóng ban hành mẫu biểu cho thương phiếu, ban hành Luật về các công cụ chuyển nhượng…
2. Về phía các tổ chức ngân hàng:
- Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp để tín dụng thương mại phát triển tích cực.
- Sử dụng nhiều loại cho vay để quản lý chặt chẽ ảnh hưởng của tín dụng thương mại vì cho vay bằng nhiều loại sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm soát sâu các khoản tín dụng thương mại để sàn lọc những gì cho vay được và biết được mục đích sử dụng.
- Áp dụng mức lãi suất ưu đãi.
- Năng cao chất lượng nguồn nhân lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Dương Thị Bình Minh (1995), “Giáo trình Lý thuyết tài chính”, Nhà xuất bản Giáo dục
2. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), “Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ”, Nhà xuất bản Giáo dục
3. GS.TS Trương Mộc Lâm (1993), “Tài chính học”, Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội
4. PGS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (1994), “Lý thuyết Tài chính”, Trường Đại học Tài chính kế toán Tp HCM
5. TS Nguyễn Thị Mùi (2001), “ Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng”, nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội
6. Ths Trần Ái Kết (1998), “ Lý thuyết Tài chính-Tín dụng”, Tủ sách Đại học Cần Thơ
7. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình Ánh (1998), “Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng”, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
8. Luật thuế Giá trị gia tăng – đã sửa đổi, bổ sung năm 2003
9. Luật gia Đinh Tích Linh (2002), “Tìm hiểu những chính sách mới về Phí và Lệ phí”, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội
10. Luật Ngân sách nhà nước 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 1999.