Phương pháp sinh học do sự hấp phụ kim loại của thực vật

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại (Trang 29 - 32)

2.6.1. Đặc điểm của thực vật cải tạo môi trường

Là những thực vật có khả năng tích luỹ với nồng độ cao các kim loại nặng trong cơ quan khí sinh (cơ quan trên mặt đất)

Có thể chia làm 2 loại thực vât đó là :

- Thực vật ưa hút và tích luỹ kim loại nặng

- Thực vật siêu tích tụ

2.6.2. Con đường mà cây hấp thụ chất ô nhiễm

- Từ không khí đi vào lá.

- Hấp thu cân bằng giữa dịch đất và hạt đất.

- Vận chuyển từ đất vào rễ cây.

- Các hạt đất bám vào lá và thân cây ( do nước mưa bắn lên)

2.6.3. Cơ chế hấp thụ kim loại của thực vật

Nước thải Bể chứa

nước thải Bể phản ứng Thiết bị lắng

Xử lý bùn Hóa chất khử Hóa chất điều chỉnh pH Nước sau xử lý Bùn

Các ion kim loại tiến hành tạo phức với các chất có trong dịch bào của thực vật như glutathione, metallothioneins, nicotianamine, organic acids, phytochelatins.

2.6.4. Xử lí nước thải bằng thực vật

Giải pháp "cánh đồng tưới" và "cánh đồng lọc” đưa ra là tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây, nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường

Cỏ singnal Cây dầu mè

Cánh đồng lọc, cánh đồng tưới dựa theo cơ chế xử lý nước thải trong đất. Khi tưới nước thải lên mặt đất, nước thải sẽ thấm vào lòng đất và được đất giữ lại, chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình lọc qua đất, các hạt keo và chất lơ lửng sẽ được giữ lại ở lớp trên cùng, sau đó sẽ tạo ra lớp màng sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ có trong đất . ngoài ra còn có thể giữ lại một hàm lượng các chất kim loại nặng như Hg, Cu, Cd...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Hường, Bài giảng môn xử lý nước thải, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[2]. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, năm 2002.

[3]. Trần Hiếu Nhuệ, Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật, năm 1998.

[4]. Trịnh Thị Thanh, Trần Yếm, Đồng Kim Loan, Giáo trình công nghệ môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xử lý nước thải ngành công nghiệp luyện kim và gia công kim loại (Trang 29 - 32)