2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản
2.2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS
Khoản 2 Điều 138 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a. Có tổ chức; b. Có tính chất chuyên nghiệp; c. Tái phạm nguy hiểm; d. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ. Hành hung để tấu thoát; e. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; g. gây hậu quả nghiêm trọng”.
* Trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản “có tổ chức”.
“Phạm tội có tổ chức” là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS).
Đây là hình thức phạm tội đặc biệt của đồng phạm, nó mang đầy đủ dấu hiệu của đồng phạm nhưng có tính nguy hiểm cao hơn hình thức đồng phạm thông thường (đã phân tích tại mục 1.3.1), chính vì vậy tình tiết “phạm tội có tổ
chức” được điều luật quy định là một tình tiết định khung tăng nặng.
* Trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản “có tính chất chuyên nghiệp” Phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, coi việc phạm tội như là cách để tồn tại, sử dụng những tài sản do mình có được từ việc phạm tội là nguồn thu nhập chính hoặc duy nhất.
Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành toà án năm 1991, Chánh án toà án nhân dân tối cao đã kết luận: “coi là lưu manh chuyên nghiệp những tên chuyên
lấy việc trộm cắp, lừa đảo, chứa chấp, tiêu thụ của gian hoặc lấy các hành động phi pháp làm nguồn sống chính hoặc tuy có nghề nhưng đó không phải là nguồn sống chính có khi chỉ là để ngụy trang”, “ngoài bọn lưu manh chuyên nghiệp ra, người thực hiện một loại tội hay nhiều tội cùng loại nhưng tội phạm lặp đi
lặp lại nhiều lần hoặc phạm rất nhiều tội lấy đó là nguồn thu nhập chính hoặc nghề sống chính thì đều coi là có tính chất chuyên nghiệp”. Tuy nhiên đây
không phải là hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền nên thực tiễn xét xử còn gặp nhiều bất cập, không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
Để tạo cơ sở áp dụng pháp luật thống nhất, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2006 ngày 12-5-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, trong đó tình tiết phạm tội “có tính chất
chuyên nghiệp” được hướng dẫn như sau: được coi là phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” khi cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm
không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Nghị quyết còn hướng dẫn đối với trường hợp phạm tội từ năm lần trở lên trong đó có lần đã bị kết án chưa được xoá án tích thì tuỳ trường hợp họ có thể bị áp dụng cả tình tiết “phạm tội nhiều lần”, “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm”, như vậy một tình tiết đã được sử dụng nhiều lần do đó hướng dẫn trên là không hợp lý. So với kết luận của Chánh án toà án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành toà án năm 1991 thì phần lớn nội dung kết luận đã được đưa vào Nghị quyết nhưng Nghị quyết chỉ tính trường hợp nhiều lần phạm cùng một tội chứ không tính trường hợp nhiều lần phạm các tội khác nhau, ví dụ: A mới ra tù không có việc làm nên lấy việc trộm cắp làm nguồn sống chính, ngày 1-10-2004 A đã trộm cắp được chiếc xe máy trị giá 3 triệu, ngày 2-11-2004 A lại lấy trộm được chiếc ti vi trị giá 800.000 đồng, sau đó A đã thực hiện được ba lần trộm cắp tài sản, mỗi lần A đều trộm cắp được tài sản có giá trị trên 1 triệu đồng, tất cả những tài sản A trộm cắp được A đều bán đi lấy tiền sinh sống. Vì vậy A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng định khung “có tính chất
chuyên nghiệp” và phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo điểm b khoản 2
Điều 138 BLHS.
Khoản 2 Điều 49 BLHS quy định những trường hợp sau được coi là “tái
phạm nguy hiểm”: đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xoá án tích lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm chưa được xoá án tích lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Đối với người đã “tái phạm nguy hiểm” mà lại có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 500.000 đồng trở lên thì hành vi này đã cấu thành tội phạm, tình tiết “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung tăng nặng; còn đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng thuộc trường hợp “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” còn có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng mà trước đó họ đã bị kết án chưa được xoá án tích thì hành vi của họ chỉ thoả mãn cấu thành cơ bản dù rằng trước đó họ đã bị kết án nhiều lần thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm”, bởi vì các tiền án trước đây chỉ đóng vai trò là tình tiết định tội “đã bị kết án về tội chiếm đoạt, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm”, việc sử dụng lại các tiền án đó để xác định “tái phạm nguy hiểm” là trái với nguyên tắc “mỗi tình tiết chỉ được sử dụng một lần”.
Quan điểm thứ hai cho rằng, đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng nhiều lần “đã bị kết án chưa được xoá án
tích” thì những tiền án đó vẫn có thể được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”: tiền án về tội chiếm đoạt tài sản sẽ kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản
có giá trị dưới 500.000 đồng cấu thành tội trộm cắp tài sản còn các tiền án khác được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”. Quan điểm này có điểm hợp lý, đảm bảo được tính công bằng và tách bạch được trường hợp người một lần với người nhiều lần bị kết án. Song Nghị quyết 01/2006 đã hướng dẫn: trường hợp các tiền án đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm thì không được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”, còn nếu các tiền án đó không là dấu hiệu cấu thành tội phạm thì được sử dụng để xác định “tái phạm nguy hiểm”,
hơn nữa chưa có hướng dẫn nào quy định một tiền án về tội chiếm đoạt tài sản kết hợp với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng cấu thành tội trộm cắp tài sản, còn các tiền án khác được sử dụng để xác định “tái phạm nguy
hiểm” nên về nguyên tắc nếu không có quy định rõ ràng thì phải áp dụng theo
hướng có lợi cho người phạm tội, vì vậy trong trường hợp trên chỉ truy cứu TNHS đối với người phạm tội theo khoản 1 điều luật tương ứng với hành vi phạm tội thuộc cấu thành cơ bản.
* Phạm tội trộm cắp tài sản “dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”
“Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội đã sử dụng
những mánh khoé, cách thức tinh vi, phương thức thâm hiểm làm nạn nhân hoặc người bị hại khó lường trước để chủ động phòng tránh. Như vậy tình tiết “dùng
thủ đoạn xảo quyệt” thể hiện tính chất gian dối cao vì vậy mà người phạm tội dễ
dàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà chủ tài sản rất khó phát hiện được, ví dụ: do có ý định trộm cắp tài sản nên A đã xin làm người giúp việc cho gia đình ông N để lợi dụng lúc thuận lợi sẽ lấy trộm tài sản. Vì vậy hàng ngày A làm việc rất chăm chỉ, luôn tỏ ra thật thà để gia đình ông N quý mến tin tưởng. Nhân một lần cả gia đình ông N đi vắng giao nhà cho A trông coi A đã lấy trộm những tài sản có giá trị của gia đình ông N rồi bỏ trốn.
“Dùng thủ đoạn nguy hiểm” là trường hợp người phạm tội đã sử dụng
những thủ đoạn phạm tội cũng như thủ đoạn che giấu tội phạm có khả năng gây ra những thiệt hại lớn khác ngoài thiệt hại về tài sản như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Ví dụ: trong năm 2004, sau khi chiếc cầu Tân Đệ nối hai tỉnh Thái Bình - Nam Định do các kĩ sư Nhật Bản và Việt Nam thi công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đã có những tên trộm chuyên lấy trộm sắt ở gầm cầu gây nguy cơ sập cầu, nếu các cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn sẽ rất nguy hiểm cho người dân khi đi qua cầu, có thể gây nên những vụ tai nạn trên cầu đe doạ tính mạng người dân.
* Trường hợp người phạm tội trộm cắp tài sản “hành hung để tẩu thoát”
“Hành hung để tẩu thoát” là trường hợp người phạm tội đã hoặc chưa
người bao vây, bắt giữ như đánh, chém... nhằm tẩu thoát. Nếu người phạm tội đã hoặc chưa chiếm đoạt được tài sản mà có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt cho được tài sản thì phạm tội cướp tài sản chứ không còn là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” (trường hợp này khoa học luật hình sự gọi là chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản). Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc chỉ được gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác không đáng kể (dưới 11%), nếu gây thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ người khác từ 11% trở lên thì bị xử về hai tội là tội trộm cắp tài sản theo điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 BLHS. Ví dụ: ngày 15-3-2004, T đang đỗ xe ô tô ở bên đường huyện Thanh Trì, Hà Nội để sửa chữa thì phát hiện thấy có người trèo vào buồng lái lấy trộm chiếc túi trong có đựng tiền, T đã xông đến bắt đối tượng, hắn không bỏ chạy mà quyết tâm giành lại chiếc túi, thấy không thể giành được chiếc túi nên hắn đã rút dao đâm vào tay T, nhưng T chỉ bị thương nhẹ, nhờ sự trợ giúp của nhân dân nên đối tượng đã bị bắt và bị xét xử về tội cướp tài sản.
Khoản 2 quy định những tình tiết định khung tăng nặng thể hiện tính nguy hiểm cao hơn trường hợp phạm tội thông thường, song điều luật không quy định tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng. Đây là tình tiết phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội, đã được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của nhiều tội trong BLHS 1999, đối với tội trộm cắp tài sản, trong thực tế có nhiều trường hợp chiếm đoạt tài sản nhiều lần mỗi lần đều thoả mãn cấu thành tội phạm nhưng chưa thoả mãn các tình tiết khác như
“tái phạm nguy hiểm”, “phạm tội có tổ chức”, vì vậy điều luật nên quy định
tình tiết “phạm tội nhiều lần” là tình tiết định khung tăng nặng.
2.3. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 Điều 138 BLHS