5. Kết cấu khóa luận:
1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ
nghèo
1.3.1. Kinh nghiệm vay của một số nƣớc
1.3.1.1. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Thái Lan
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là Ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập . Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn thực hiện chương trình: hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/ năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết đảm bảo của nhóm, tổ hợp tác sản xuất.
Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1- 3%/năm. Chính phủ qui định các NHTM khác phải dành 20% số vốn huy động được để cho người nghèo vay vốn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Malaysia
Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho người nghèo chủ yếu do Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia đảm nhận. Đây là NHTM quốc danh được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và chương trình đặc biệt.
Chính phủ buộc các NHTM khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào NHTW (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vồn cho vay đối với nông nghiệp - nông thôn.
1.3.1.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ thực tế một số nước trên thế giới, là người đi sau - Việt Nam sẽ được học hỏi và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích để làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù
18
hợp với tình hình của Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì thế cần phải vận dụng một cách sáng tạo vào mô hình cụ thể ở nước ta. Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Tín dụng Ngân hàng cho hộ nghèo cần được sự trợ giúp từ phía nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro mà trước hết là nguồn vốn. Có nghĩa nếu rủi ro xảy ra Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng không thể thu hồi được.
Đơn giản hóa thủ tục cho vay, mở rộng các hình thức cho vay, các hình thức huy động tiết kiệm. Mức lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp vì lãi suất quá thấp thì sẽ không phát huy được tiềm năng về vốn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn sẽ sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.
*Tóm lại: Thực hiện XĐGN ở mỗi nước đều có cách riêng, áp dụng vào thực tiễn của mỗi nước. Bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và có hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho người nghèo, nước ta sẽ có những giải pháp hợp lý giúp hộ nghèo có thêm vốn để mở rộng sản xuất và thoát khỏi đói nghèo.
19
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH QUẬN BÌNH TÂN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP) là ngân hàng quốc doanh được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Việc xây dựng Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tượng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III.
Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm.
Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng bằng 0%. Ngân hàng không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
20
2.2. MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN BÌNH TÂN.
2.2.1. Quy hoạch phát triển quận Bình Tân
21
2.2.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kiên quyết trong việc kiểm tra vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường.
- Trong giai đoạn 2001 - 2005 tiếp tục duy trì các ngành thâm dụng lao động (may mặc, gia công giày da xuất khẩu; chế biến gỗ và sản phẩm gỗ; sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic; sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất), chú ý đến việc nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Trong giai đoạn 2006-2010 tập trung phát triển các ngành công nghệ kỷ thuật cao.
- Đến năm 2010 trên địa bàn Quận Bình Tân sẽ giữ nguyên diện tích khu công nghiệp tập trung hiện hữu.
- Các giải pháp đề xuất cần quan tâm: giải pháp chính sách, giải pháp vốn và giải pháp nhân lực…
2.2.1.2 Thƣơng mại - dịch vụ:
- Phát triển mạnh ngành thương mại dịch vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống; Đặc biệt là việc cung ứng vật tư, nguyên - nhiên liệu vật liệu, rang thiết bị cho phát triển nhanh ngành CN-TTCN và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. - Tăng khả năng khai thác thị trường trong, ngoài Quận và khai thác, tiêu thụ sản phẩm - hàng hóa nội địa góp phần đẩy mạnh sản xuất.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong hoạt động ngành thương mại - dịch vụ, chú ý phát triển hoạt động của các loại hình công ty và đảm bảo nếp sống văn minh thương nghiệp, mỹ quan độ thị trong phát triển đô thị mới.
- Kết hợp mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh hiện đại, ưu tiên phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị.
- Bước đầu tập trung phát triển các ngành dịch vụ khác, chủ yếu sẽ là các ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tư vấn và kinh doanh bất động sản…
22
- Khai thác triệt để ưu thế về vị trí trong khu vực cửa ngõ phía tây của Thành phố, liền kề các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với nội thành trong việc phát triển tiếp nhận - lưu chuyển hàng hóa, hoạt động khách sạn, nhà hàng. - Xây dựng mới 07 chợ, thay thế cho các chợ cũ di dời.
- Cải tạo, nâng cấp 06 chợ cũ.
- Di dời, giải tỏa các nhóm chợ tự phát.
2.2.1.3. Nông nghiệp thủy sản:
- Phát triển trồng trọt theo hướng phục vụ đô thị: xanh, sạch, gia tăng giá trị/ha. - Hướng lâu dài là giảm dần quy mô đàn bò sữa, đàn heo, đàn gia cầm.
Mục tiêu chủ yếu: Đến năm 2010 đất nông nghiệp còn 3,9% trong cơ cấu đất tư nhiên. Phân bổ rãi rác dưới dạng đất thổ vườn, trồng cây ăn trái, cây kiểng, kinh doanh chim cá kiểng.
Hầu hết các chỉ tiêu ngành nông nghiệp của Bình Tân đều giảm nhiều so với năm 2002, nhất là chỉ tiêu về diện tích gieo trồng.
2.2.2. Quá trình thành lập và mô hình tổ chức
NHCSXH PGD Quận Bình Tân tọa lạc tại 330-330A Kinh Dương Vương, phường An Lạc quận Bình Tân, được thành lập theo quyết định số 288/QĐ- HĐQT ngày 16/01/2004 của Hội đồng quản trị. Là đại diện pháp nhân có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ về tổ chức hoạt động của NHCSXH Việt Nam. Hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận.
Điều hành hoạt động của NHCSXH PGD quận Bình Tân là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và các tổ nghiệp vụ gồm: tổ kế toán và tổ tín dụng.
23
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức cơ quan Ngân hàng CSXH – chi nhánh quận Bình Tân
2.2.3. Thực trạng cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Quận Bình Tân
2.2.3.1. Giới thiệu về quy trình và hồ sơ cho vay
2.2.3.1.1. Quy trình cho vay:
Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ với Tổ trưởng Tổ TK&VV, Tổ trưởng sẽ hướng dẫn hộ nghèo về quy trình, thủ tục cho vay như sơ đồ sau :
Giám đốc Phó Giám đốc Các phòng nghiệp vụ Phòng kế toán ngân quỹ Phòng KH nghiệp vụ TD Phòng bảo vệ
24
Sơ đồ 2.2 Tổ chức hệ thống kinh doanh
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Chế độ báo cáo Phối hợp
Phòng giao dịch huyện
Ủy ban nhân dân xã, phƣờng
Tổ tiết kiệm vay vốn
Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay Ngƣời vay
25
Sơ đồ 2.3 Quy trình cho vay hộ nghèo
• Đối với hộ nghèo:
Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV.
Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) gửi Tổ TK&VV. • Đối với Tổ TK&VV:
Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.
Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN) kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã để xã nhận các hộ trên đúng là những hộ nghèo theo quy định.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp phường , tổ gửi danh sách theo mẫu số 03/CVHN tới Ngân hàng để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
HỘ NGHÈO
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
NGÂN HÀNG CSXH
BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, UBND PHƢỜNG
ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC
26
Thông báo kết quả phê duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.
2.2.3.1.2. Bộ hồ sơ cho vay:
• Danh mục hồ sơ cho vay: Do hộ vay lập:
Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) Do Tổ TK&VV lập:
Mỗi lần vay, tổ trưởng lập Danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN)
Trong quá trình hoạt động, tổ trưởng lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN)
Do Ngân hàng lập:
Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN) Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN)
Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/CVHN) Do hộ nghèo, Tổ TK&VV và Ngân hàng cùng lập: Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN)
Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN). • Tổ chức lưu giữ hồ sơ
Đối với hộ nghèo: giữ Sổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với Tổ TK&VV:
- Biên bản họp tổ TK&VV-Mẫu số 10/TD
- Hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH với tổ TK&VV-Mẫu số 11/TD - Danh sách hộ vay đề nghị vay vốn-Mẫu số 03/TD
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay- Mẫu số 04/TD - Bảng kê thu lãi-Mẫu số 12/TD
27
- Bảng kê lãi phải thu va 2thực thu-Mẫu số 13/TD - Biên lai thu lãi(chưa thu được tiền)
- Thông báo xử lý rủi ro(nếu có)
- Thông báo danh sách chuyển nợ quá hạn(nếu có) - Sổ tiết kiệm tổ
- Bảng kê thu, chi tiền gửi tiết kiệm-Mẫu số 01/TK - Bảng kê tính lãi nhập gốc định kỳ-Mẫu số 02/TK - Biên bản bàn giao kèm các hồ sơ bàn giao tổ(nếu có) Đối với Ngân hàng:
Trong kế toán cho vay, việc lưu giữ hồ sơ không chỉ đơn thuần là lưu giữ những giấy tờ quan trọng mà còn là bảo quản một khối lượng lớn tài sản của Ngân hàng, qua đó bộ phận kế toán phải luôn theo dõi, kiểm tra thu hồi vốn đúng hạn cả gốc và lãi.
Bộ phận kế toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc các giấy tờ nêu trên và phân loại thành hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn. Bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục theo dõi và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì được sự đồng ý của Giám đốc đơn vị bằng văn bản.
2.2.3.2. Quy trình cho vay
2.2.3.2.1. Giai đoạn giải ngân:
Việc giải ngân được thực hiện sau khi Giám đốc Ngân hàng phê duyệt danh sách các hộ nghèo được vay vốn. Trước ngày giải ngân, cán bộ tín dụng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn của hộ nghèo cho kế toán. Kế toán có nhiệm vụ kiểm tra lại hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ có sai sót thì báo ngay cho cán bộ tín dụng để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo giải ngân đúng lịch trình cho khách hàng.
28
Khi khách hàng đến quầy giao dịch nhận tiền vay đối với giao dịch tại trung tâm, đến điểm giao dịch xã phường theo ngày giao dịch cố định tại phường, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp Sổ hộ khẩu và Chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu với Hồ sơ vay vốn do cán bộ tín dụng cung cấp, đảm bảo giải ngân đúng người đứng tên vay vốn. Sau đó bộ phận kế toán tiến hành cập nhật thông tin món vay vào tài khoản vay nợ của khách hàng trên hệ thống máy tính và chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra, phê duyệt lần cuối.
Sau khi món vay được duyệt, kế toán sẽ in các chứng từ bao gồm Phiếu giao dịch và Phiếu chi, khách hàng ký tên đẩy đủ trên các chứng từ và ký tên nhận nợ trên Sổ vay vốn. Kế toán cần kiểm tra chữ ký của khách hàng là khớp đúng với chữ ký trên Sổ vay vốn mới chuyển hồ sơ sang cho thủ quỹ giải ngân.
2.2.3.2.2. Giai đoạn thu nợ:
Việc thu nợ là hoạt động xảy ra thường xuyên tại ngân hàng, bởi khi cho vay, Ngân hàng đã xác định kỳ hạn trả nợ thể hiện trên Giấy đề nghị vay vốn. Đến hạn trả nợ, khách hàng có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, việc trả nợ có thể thực hiện một lần khi đáo hạn hoặc nhiều lần trong thời gian cho vay. Khách hàng có thể yếu cầu tổ trưởng tổ TK&VV trích từ tiền gửi tiết kiệm sang trả nợ gốc hoặc nợ lãi khi có đầy đủ chữ ký của khách hàng trên bảng kê 13/TD.
Quy trình thực hiện:
Việc thu nợ, thu lãi có thể được thực hiện tại Phòng giao dịch của Ngân hàng hoặc thông qua tổ lưu động. Do mỗi quận/huyện chỉ có một Phòng giao dịch, nên để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc trả nợ cho Ngân hàng, định kỳ hàng tháng, Ngân hàng sẽ cử đội giao dịch lưu động đến từng UBND Phường để giao dịch. Dù giao dịch ở đâu thì quy trình cũng tương tự nhau, ngoài ra, việc trả nợ, lãi cho Ngân hàng không nhất thiết do người vay thực hiện mà có thể do người thân của khách hàng (vợ/chồng, con cái) đến trả cho Ngân hàng.
29
Người vay mang sổ vay vốn đến quầy giao dịch. Căn cứ vào số tiền khách