đó các nguồn vốn của NSNN cho mục tiêu, chương trình XĐGN được chuyển vào kênh tín dụng này sẽ hạn chế sự lộn xộn của kênh dẫn vốn cho người nghèo trên thị trường tín dụng nông thôn. Người nghèo được vay vốn qua một kênh với chính sách thống nhất, như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, phương thức trả nợ... Làm như vậy nguồn vốn của NSNN được bảo toàn thông qua hình thành quĩ bảo toàn vốn ngân sách cấp cho NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng.
3.2.3.3. Huy động vốn từ các NHTM Nhà nước.
Ngoài việc đóng góp bắt buộc, các NHTM Nhà nước có thể cho NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng vay lại với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường để NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng hoà đồng với các nguồn vốn rẻ cho vay theo lãi suất quy định.
Ngoài ra NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng còn vay của các định chế tài chính khác thông qua thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Trong những trường hợp đặc biệt cần thiết phải vay từ ngân hàng trung ương.
3.2.3.4. Huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và trong cộng đồng người nghèo nghèo
Như bất kỳ một ngân hàng nào khác, NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng phải có giải pháp thích hợp để huy động vốn bình thường trên thị trường. Không làm như vậy sẽ không tạo được nguồn vốn dồi dào để cho vay. Nếu không vay dân cư để cho
vay thì NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng sẽ biến thành “Quỹ”, chứ không còn là ngân hàng nữa, bởi vì đây chính là điều khác biệt giữa “Ngân hàng” với “Quỹ”. Để thực hiện các chính sách thì nhu cầu vay vốn trung dài hạn sẽ ngày càng tăng. Phía khác NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng phải quan tâm làm các dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán, để có được loại tiền gửi không kỳ hạn gần như không phải trả lãi suất đầu vào và khó có một giá thành nguồn vốn thấp để cho vay ưu đãi.
NHCSXH TP.CT PGD Cái Răng phải mở rộng hình thức thu nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cư, trong cộng đồng người nghèo để tạo lập nguồn vốn của mình phục vụ nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách.