Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y học tăng huyết áp ở người m’nông tại xã yang tao huyện lăk tỉnh đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên quan (Trang 41)

2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Tháng 4-6/2009.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.

Yang Tao là một xã nghèo ở vùng xa trung tâm tỉnh, dân tộc thiểu số M’nơng chiếm đa số; họ sinh sống lâu đời ở đây với đời sống kinh tế cịn nhiều khĩ khăn và những nét đặc trưng riêng về thĩi quen sống, sinh hoạt, văn hĩa và xã hội [25] (phụ lục 2).

Sơ đồ 2.1: Bản đồ hành chính huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk 2.3. Đối tượng nghiên cứu

2.3.1. Dân số mục tiêu

Người dân tộc M’nơng từ 18 tuổi trở lên (sinh năm 1991 trở về trước), cĩ bố và mẹ là người M’nơng và cĩ hộ khẩu sinh sống tại các thơn buơn trên địa bàn xã Yang Tao, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk năm 2009.

2.3.2. Dân số chọn mẫu: Như dân số mục tiêu

Địa điểm nghiên cứu

2.3.3. Cỡ mẫu

2.3.3.1. Xác định tỷ lệ hiện mắc THA: được tính theo cơng thức

Trong đĩ

- N1 : Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỷ lệ hiện mắc THA. - α : Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2) = 1,96.

- p1 : Trị số mong muốn của tỷ lệ hiện mắc THA, chọn p1 = 0,154 (tỷ lệ hiện mắc THA ở người dân tộc Nùng tại Đăk Lăk là 15,4% [1]) - d1 : Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d1=ε×p1 =0,25×0.154 =0,04. Thay số tính được N1 = 313

2.3.3.2. Xác định tỷ lệ các yếu tố liên quan THA: được tính theo cơng thức:

Trong đĩ

- N2: Cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỷ lệ yếu tố liên quan với THA.

- α : Xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z(1-α/2) = 1,96.

- p2 : Trị số mong muốn của tỷ lệ yếu tố liên quan với THA (chọn p2 theo các tỷ lệ của một số nghiên cứu trước đây trong bảng 2.1). - d2 : Độ chính xác (sai số cho phép), chọn d2 = 0,05

Bảng 2.1: Cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ yếu tố liên quan với THA dựa vào tỷ

lệ trong một số nghiên cứu trước đây.

Yếu tố liên quan p2 Nghiên cứu trước đây Cỡ mẫu

Thừa cân và béo phì 18,7% Trịnh Quang Trí [30] 234

Béo bụng 19,7% Trịnh Quang Trí [30] 244

Tiền sử gia đình cĩ THA 10,1% Phạm Gia Khải [17] 140

Hút thuốc lá 31,8% Trịnh Quang Trí [30] 334 N2= Z2(1-α/2) × p2 (1-p2) d22 N1= Z2(1-α/2) × p1 (1-p1) d12

Yếu tố liên quan p2 Nghiên cứu trước đây Cỡ mẫu

Uống rượu 47,8% Trịnh Quang Trí [30] 384

Ăn mặn 40,8% Trịnh Quang Trí [30] 372

Ăn chất béo động vật 16,0% Trịnh Quang Trí [30] 207 Ít hoạt động thể lực 2,1% Trịnh Quang Trí [30] 32

Chọn cỡ mẫu N2 = 384 để điều tra cho ước lượng tỷ lệ một số yếu tố liên quan với THA.

2.3.3.3 Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với THA: được tính theo

cơng thức:

Trong đĩ

- n : Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhĩm (cĩ và khơng cĩ yếu tố liên quan với THA).

- α : Xác suất sai lầm loại I, chọn α =0,05 thì Z(1-α/2)=1,96. - β : Xác suất sai lầm loại II, chọn β =0,20 thì Z(1-β)=0,84.

- P2 : Xác suất bệnh (THA) trong nhĩm khơng cĩ phơi nhiễm (khơng cĩ yếu tố liên quan). Trong nghiên cứu trước [20],[39] P2 = 0,1. - P1 : Xác suất bệnh (THA) trong nhĩm cĩ phơi nhiễm (cĩ yếu tố liên

quan). P1 = P2 × PR. Trong thống kê, PR thường được chấp nhận với PR ≥ 2; ở đây chúng tơi chọn PR = 2 (để cĩ cỡ mẫu lớn nhất) nên P1 = 0,1 × 2 = 0,2.

- P*= (P1 + P2)/2. - Chọn n2 : n1 = 1:1

Thay số tính được n1 = n2 = 199. Vậy cỡ mẫu cần điều tra cho nội dung này là N3 =398.

Trong nghiên cứu này, chọn cỡ mẫu N = 398 (lấy trịn N=400) để điều tra và phân tích cho 3 nội dung nêu trên.

{ } 2 2 1 2 2 2 1 1 ) β 1 ( * * ) 2 / α 1 ( ) P P ( ) P 1 ( P ) P 1 ( P Z ) P 1 ( P 2 Z n − − + − + − = − −

2.3.4. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phương pháp ngẫu nhiên đơn. 2.3.5. Tiêu chí chọn mẫu

2.3.5.1. Tiêu chí đưa vào

Những đối tượng cĩ cha và mẹ đều là người dân tộc M’nơng từ 18 tuổi trở lên, cĩ hộ khẩu thường trú tại các buơn, làng thuộc xã Yang Tao, Lăk, Đăk Lăk năm 2009.

2.3.5.2. Tiêu chí loại ra

Những đối tượng từ chối tham gia; đối tượng bị bệnh tâm thần, câm, điếc, khơng đi lại được, khơng cĩ khả năng giao tiếp; đối tượng gù vẹo cột sống, cụt tay phải, phụ nữ đang mang thai; đối tượng vắng mặt tại địa phương trong thời điểm điều tra sau 2 lần mời hoặc tiếp xúc mà khơng gặp được.

2.3.6. Kiểm sốt sai lệch chọn lựa

- Dùng phần mềm thống kê của máy vi tính để chọn mẫu ngẫu nhiên.

- Những đối tượng được đưa vào danh sách điều tra, nếu sau 2 lần mời đến Trạm Y tế xã hoặc đến nhà mà khơng điều tra được thì chọn những đối tượng cĩ số thứ tự ngay sau những đối tượng khơng điều tra được trong danh sách của dân số mục tiêu.

- Nhân viên Y tế gửi thư mời đối tượng được chọn đến Trạm Y tế xã và nhắc nhở thêm những đối tượng được điều tra khơng dùng bia, rượu, cà phê hoặc các chất kích thích trước ngày điều tra 1 ngày.

- Vận động các trưởng buơn, nhân viên y tế thơn buơn và các đồn thể trong xã khuyến khích mọi người tham gia nghiên cứu đầy đủ.

2.4. Thu thập số liệu

2.4.1. Liệt kê và định nghĩa các biến số 2.4.1.1. Nhĩm biến số nền

• Tuổi: Biến định lượng khơng liên tục, sau đĩ được mã hĩa thành biến số định tính, cĩ 5 giá trị: 18-29; 30-39; 40-49; 50-59 và ≥ 60

• Giới tính: Biến số nhị giá, cĩ 2 giá trị: Nam; nữ.

• Trình độ học vấn: Biến số định tính, cĩ 5 giá trị: Mù chữ (khơng biết đọc, viết); cấp 1; cấp 2; cấp 3; trên cấp 3 (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học).

• Nghề nghiệp: Biến số định tính, cĩ 3 giá trị:

- Lao động trí ĩc: Cán bộ quản lý, hành chính, văn phịng.

- Lao động chân tay: Nội trợ, làm rẫy, cơng nhân nơng trường, lao động

phổ thơng, chăn nuơi, thợ xây dựng, thợ chế biến, tiểu thủ cơng nghiệp, vận hành điều khiển máy mĩc thiết bị, lái phương tiện giao thơng.

- Khơng cịn khả năng lao động: Những người già, yếu hoặc bị bệnh tật

khơng cịn khả năng lao động.

• Tình trạng hơn nhân: Biến số định tính, cĩ 4 giá trị là: Chưa kết hơn; hiện cĩ vợ (chồng); ly hơn, ly thân; gĩa (vợ hoặc chồng mất).

2.4.1.2. Nhĩm biến số về nhân trắc và tiền sử gia đình THA

• Chỉ số khối cơ thể (BMI): BMI = [cân nặng (kg)]/[chiều cao (m)]2, là biến định lượng liên tục, sau đĩ được mã hĩa thành biến định tính, cĩ 5 giá trị theo thang phân loại BMI dành cho các quốc gia Châu Á [99].

Bảng 2.2: Phân loại các mức cân nặng theo BMI áp dụng cho người châu Á

trưởng thành [99] Phân hạng BMI (kg/m2) Nhẹ cân <18,5 Bình thường 18,5-22,9 Thừa cân 23-24,9 Béo phì ≥ 25 Độ 1 25-29,9 Độ 2 ≥ 30

• Tỷ số vịng bụng/vịng mơng (WHR): Biến định lượng, sau đĩ được mã hĩa thành biến số béo bụng được lượng giá bằng WHR, cĩ 2 giá trị [81],[98]:

- Cĩ béo bụng : Khi WHR ≥ 0,95 với nam và ≥ 0,85 với nữ. - Khơng béo bụng : Khi WHR < 0,95 với nam và < 0,85 với nữ.

• Tiền sử gia đình THA: Biến định tính, cĩ 3 giá trị:

- Cĩ tiền sử gia đình THA: Khi đối tượng cĩ ít nhất một người bố, mẹ,

anh, chị, em ruột bị THA.

- Khơng cĩ tiền sử gia đình THA: Khi đối tượng khơng cĩ tất cả bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị THA.

- Khơng biết tiền sử gia đình THA: Khi đối tượng khơng biết bố, mẹ, anh, chị, em ruột cĩ bị THA hay khơng.

2.4.1.3. Nhĩm biến số về THA

•Tăng huyết áp: Biến định tính, cĩ 2 giá trị cĩ hoặc khơng THA [3],[7],[44]: - Cĩ THA: Khi HA tâm thu ≥140 mmHg, hoặc HA tâm trương ≥90mmHg,

hoặc đang điều trị thuốc hạ HA hàng ngày.

- Khơng THA: Khi HA tâm thu <140mmHg, HA tâm trương <90 mmHg

và đối tượng hiện khơng điều trị thuốc hạ áp.

• Phân loại THA theo Ủy ban liên quốc gia về phịng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị THA 2003- JNC 7 (bảng 1.4) [3],[22],[44]. Phân loại này chỉ áp dụng cho những người khơng dùng thuốc hạ huyết áp. Khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương khơng cùng một phân loại thì chọn mức huyết áp cao hơn để xếp loại mức độ THA [22].

2.4.1.4. Nhĩm biến số về hành vi liên quan đến THA

• Hút thuốc lá: Là biến số định tính, cĩ 3 giá trị [30],[40]:

- Người khơng hút thuốc lá: là người chưa bao giờ hút bất kỳ loại thuốc

nào hoặc nếu đã thử hút thuốc thì chưa bao giờ hút hàng ngày và tổng số điếu đã hút <100 điếu trong suốt quãng đời đã qua.

- Đang hút thuốc lá: là người hút từ 100 điếu trở lên trong cả quãng đời đã qua và hiện tại ngày nào cũng hút ít nhất 1 điếu.

+ Mức độ hút thuốc chia ra các mức: 1-10; 11-20; > 20 điếu/ngày. + Thời gian hút thuốc chia thành các mức: 1- 10; 11-20; > 20 năm. - Người bỏ thuốc: là người hút từ 100 điếu trở lên trong cả quãng đời đã

qua nhưng hiện đã bỏ hút ít nhất 12 tháng tính đến ngày điều tra.

• Uống rượu:Là biến định tính, cĩ 3 giá trị [30],[40],[101]:

- Người khơng uống rượu: từ trước đến nay chưa uống bia rượu hoặc nếu uống thì uống < 12 ly chuẩn (đơn vị rượu) trong quãng đời đã qua.

- Hiện đang uống rượu: là người cĩ uống rượu trong 12 tháng qua. Mức độ uống rượu phân thành 2 giá trị là uống nhiều hoặc uống ít [75],[101].

+ Uống nhiều là uống trung bình ≥ 4 đơn vị rượu/ngày đối với nam, và ≥ 3 đơn vị rượu/ngày đối với nữ;

+ Uống ít là uống <4 đơn vị rượu /ngày đối với nam và <3 đơn vị rượu/ngày đối với nữ.

- Người bỏ rượu: trước đây cĩ uống rượu bia, nhưng hiện đã bỏ uống ít

nhất 12 tháng tính đến ngày điều tra.

Ghi chú: 1 đơn vị rượu (1 ly chuẩn) cĩ chứa tương đương 10 gam rượu ethanol nguyên chất [75],[101].

• Ăn mặn: Là biến số định tính, cĩ 2 giá trị [30],[95]:

- Cĩ thĩi quen ăn mặn: là trong bữa ăn hàng ngày dùng nhiều nước mắm,

xì dầu nhiều hơn thành viên khác trong gia đình hoặc ăn thức ăn mặn, thức ăn bảo quản lâu (như cá khơ, dưa muối, cà muối, …) trung bình ≥ 4 ngày/tuần hoặc bị mọi người cho là ăn mặn.

- Khơng cĩ thĩi quen ăn mặn: là ngoại trừ những người cĩ thĩi quen ăn mặn theo định nghĩa nêu trên.

• Thĩi quen ăn chất béo động vật: Là biến số định tính, cĩ 2 giá trị [30],[95]: - Cĩ thĩi quen ăn nhiều chất béo động vật: Ăn mỡ động vật và sử dụng

mỡ động vật trong khi xào nấu thức ăn thường xuyên ≥ 4 ngày/tuần. - Khơng cĩ thĩi quen ăn nhiều chất béo động vật: Khơng ăn mỡ động vật

hoặc sử dụng mỡ động vật trong khi xào nấu thức ăn < 4 ngày/tuần. ● Hoạt động thể lực: Là biến số định tính, cĩ 3 giá trị [30],[40],[59],[95]:

- Hoạt động thể lực nhiều: hoạt động mạnh > 3 giờ/tuần hoặc hoạt động

thể lực trung bình > 6 giờ/tuần.

- Hoạt động thể lực vừa: hoạt động mạnh từ 1-3 giờ/tuần hoặc hoạt động

trung bình 2-6 giờ/tuần.

- Hoạt động thể lực ít: hoạt động mạnh < 1giờ/tuần hoặc hoạt động trung

bình < 2giờ/tuần.

Ghi chú: Hoạt động mạnh là những hoạt động tiêu tốn nhiều sức lực và làm cho đối tượng phải thở mạnh nhiều hơn bình thường. Hoạt động trung bình là những hoạt động tiêu tốn sức lực vừa phải và làm cho đối tượng phải thở mạnh hơn bình thường một chút.

● Thĩi quen đi bộ thường xuyên: Là biến định tính, cĩ 2 giá trị [13],[44]: - Cĩ thĩi quen đi bộ thường xuyên: Đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày

và ít nhất 4 ngày mỗi tuần.

- Khơng cĩ thĩi quen đi bộ thường xuyên: Khơng đi bộ hoặc nếu cĩ đi bộ

< 4 ngày trong mỗi tuần đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

Sau khi chọn ngẫu nhiên 400 đối tượng vào mẫu nghiên cứu từ dân số mục tiêu, đối tượng trong danh mẫu được mời đến trạm y tế xã để đo cân nặng, chiều cao, vịng bụng, vịng mơng, đo HA và phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn.

Cách thức tiến hành nghiên cứu: Đối tượng được ngồi nghỉ tại chỗ 30 phút và khơng hút thuốc, uống rượu hay cà phê trước khi điều tra ít nhất 30 phút.

Bước 1: Đo chiều cao, cân nặng, vịng bụng, vịng mơng đối tượng.

Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng về hành chính, tiền sử gia đình cĩ

người bị THA và các hành vi liên quan đến THA.

Bước 3: Đo huyết áp đối tượng.

Bước 4: Sau khi điều tra xong, phát kinh phí hỗ trợ cho đối tượng, lập danh

sách những người bị THA để trạm y tế xã quản lý và cấp thuốc cấp thời cho những người cần can thiệp gấp.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức điều tra 2.4.3. Cơng cụ thu thập số liệu

Thu thập dữ kiện thơng qua phỏng vấn theo mẫu câu hỏi soạn sẵn (phụ lục 1). Bộ câu hỏi này tham khảo bộ câu hỏi của WHO về các yếu tố nguy cơ của bệnh khơng lây nhiễm [100] và một số nghiên cứu trước đây của Nguyễn

Bàn kết luận và phát thuốc Bàn tiếp nhận Bàn đo CN, CC, VB, VM Bàn đo HA Bàn phỏng vấn Lối vào Lối ra

Lân Việt [34], Vũ Bảo Ngọc [23], Trịnh Quang Trí [30]...cĩ chỉnh sửa và bổ sung qua nghiên cứu cho phù hợp với cộng đồng Việt Nam, sau khi điều tra thử tại cộng đồng và đo trực tiếp các chỉ số huyết áp, đo chiều cao, cân nặng, vịng bụng, vịng mơng, tính chỉ số BMI, WHR. Thời gian điều tra trung bình cho mỗi đối tượng khoảng 15-30 phút.

2.4.4. Phương tiện và cách thức đo HA, cân nặng, vịng bụng, vịng mơng 2.4.4.1. Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng huyết áp kế thủy ngân LPK2 sản xuất

tại Nhật Bản với độ chính xác tính bằng mmHg [29],[88].

- Hướng dẫn đối tượng ngồi nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 5 phút, thoải mái, các cơ duỗi.

+ Khơng nĩi chuyện, khơng để bàng quang căng.

+ Khơng hút thuốc, cà phê, uống rượu hoặc hoạt động mạnh trước khi đo huyết áp ít nhất 30 phút.

+ Khơng dùng các thuốc kích thích giao cảm (như thuốc trị sổ nghẹt mũi, thuốc nhỏ mắt để giãn đồng tử).

- Tiến hành đo huyết áp đối tượng:

+ Cho đối tượng ngồi yên tĩnh dựa lưng vào ghế, chân khơng bắt chéo, bàn chân chạm sàn. Kéo áo bên tay phải đối tượng lên tới sát nách và đặt cẳng tay lên bàn, sao cho cánh tay kê ở mức ngang tim (vị trí túi hơi ngang mức nhĩ phải, tương ứng với điểm giữa xương ức và khoang liên sườn IV). + Dùng tay bắt động mạch cánh tay rồi đặt đường giữa băng quấn của huyết áp kế lên động mạch cánh tay sao cho bờ dưới của băng quấn trên nếp gấp khuỷu tay trái khoảng 2-3 cm để khơng chạm ống nghe. Đặt ống nghe dưới gần băng quấn trên đường đi của động mạch cánh tay.

+ Bơm nhanh túi hơi để trị số vượt trên trị số tâm thu (được nhận biết bằng sự mất mạch quay) khoảng 20-30 mmHg rồi xả túi hơi với tốc độ 2-3 mmHg (hoặc mỗi nhịp mạch nếu nhịp tim quá chậm). Nếu xả hơi nhanh

hơn sẽ làm huyết áp tâm thu thấp và huyết áp tâm trương cao. Huyết áp tâm thu được xác định là lúc nghe được tiếng đập đầu tiên (pha 1 Korotkoff), ứng với lúc sờ được mạch quay. Huyết áp tâm trương được xác định là lúc tiếng nghe cuối cùng trước mất hẳn tiếng Korotkoff (pha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ y học tăng huyết áp ở người m’nông tại xã yang tao huyện lăk tỉnh đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố liên quan (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)