ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TỚI QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC, QUANG HỢP VÀ HUỲNH QUANG DIỆP LỤC

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhiệt đọ và độ ẩm đến quang hợp, thoát hơi nước và huỳnh quang diệp lục của cây Địa liền (Trang 40 - 43)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM THĂM DÒ BIÊN ĐỘ NHIỆT VÀ

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TỚI QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC, QUANG HỢP VÀ HUỲNH QUANG DIỆP LỤC

THOÁT HƠI NƯỚC, QUANG HỢP VÀ HUỲNH QUANG DIỆP LỤC

3.3.1. Cường độ thoát hơi nước

Quá trình thoát hơi nước về bản chất là một quá trình bốc hơi nước cho nên trước hết, theo công thức Dalton, nó phụ thuộc vào độ thiếu bão hòa hơi nước trong không khí (F – f), mà chỉ số này lại liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là độ ẩm không khí. Đây là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Khi độ thiếu bão hòa hơi nước càng lớn, tức là

độ ẩm không khí càng nhỏ thì tốc độ thoát hơi nước càng lớn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu độ ẩm không khí giảm từ 95% xuống 50% thì cường độ thoát hơi nước tăng lên 5 – 6 lần [39]. Ở nước ta miền Băc có gió mùa Đông – Bắc, miền Trung có gió Tây – Nam hoặc mùa khô ở Tây Nguyên thường có độ ẩm không khí rất thấp và sự thoát hơi nước sẽ diễn ra rất mạnh. Nếu kết hợp độ ẩm thấp với nhiệt độ cao thì thoát hơi nước diễn ra càng mạnh có thể gây ra hạn không khí. Trong trường hợp độ ẩm không khí cao thì độ thiếu bão hòa hơi nước giảm xuống và thoát hơi nước giảm. Đây là trường hợp mưa to và kéo dài hoặc tiết trời đầu xuân có mưa phùn…

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới cường độ thoát hơi nước của cây Địa liền được trình bày ở bảng 3.6 và được biểu diễn qua hình 3.6

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến cường độ thoát hơi nước Ẩm độ (%) Cường độ thoát hơi nước( µmol H2O.m-2.s-1)

0 16,05 ± 0,009 8 15,07 ± 0,018* 16 15,56 ± 0,010- 24 12,74 ± 0,010* 32 9,56 ± 0,010* 40 6,14 ± 0,013* 48 5,84 ± 0,011- 56 6,38 ± 0,010* 64 4,75 ± 0,011* 72 3,54 ± 0,010* 80 2,73 ± 0,013* 88 1,64 ± 0,012* 96 0,34 ± 0,011* 100 0,02 ± 0,014*

Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất rõ rệt tới quá trình thoát hơi nước của cây. Sự biến thiên cường độ thoát hơi nước tỷ lệ nghịch với sự gia tăng độ ẩm

không khí. Thật vậy, từ hình 3.6 ta thấy rằng cường độ thoát hơi nước giảm dần khi độ ẩm không khí tăng dần từ 0 – 100%.

Bảng 3.6 cũng cho thấy, tốc độ thoát hơi nước cũng khác nhau trong các khoảng độ ẩm khác nhau. Từ 0 – 16%, cường độ thoát hơi nước gần như không đổi, sau đó giảm mạnh (từ 15,56 xuống 6,14) khi độ ẩm tăng từ 16 – 40%. Cường độ thoát hơi nước giữ ở mức ổn định trong khoảng độ ẩm từ 40% - 56% rồi tiếp tục giảm xuống với tốc độ chậm hơn trong các khoảng độ ẩm tiếp theo. Ở trạng thái bão hòa hơi nước trong không khí (f = 100%) thì cường độ thoát hơi nước xấp xỉ bằng 0 (0,02±0,014).

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 0 16 32 48 64 80 96

Hình 3.6 Mối quan hệ giữa độ ẩm không khí với cường độ thoát hơi nước

Như vậy ở từng khoảng độ ẩm thì sự giảm cường độ thoát hơi nước là không giống nhau. Trong khoảng độ ẩm từ 16 – 40%, cường độ thoát hơi nước giảm từ 15,56 xuống còn 6,14 (giảm khoảng 2,5 lần). Từ 56% đến 88%, cường độ thoát hơi nước giảm từ 6,38 xuống còn 1,64 (giảm khoảng 4 lần). Hay nói cách khác, khi độ ẩm không khí giảm từ 88% xuống 56% thì cường độ thoát hơi nước tăng lên khoảng 4 – 5 lần. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu của Rawson, Ishihara, Kawamitsu [36], [38], [43].

Ithn

Sự phụ thuộc của cường độ thoát hơi nước với độ ẩm không khí có thể thấy rõ trong công thức bay hơi nước của Dalton.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng nhiệt đọ và độ ẩm đến quang hợp, thoát hơi nước và huỳnh quang diệp lục của cây Địa liền (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)