f. Phương pháp sắc ký khí
4.1.3. Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun
Các số liệu thu thập được biểu diễn trên bảng 4.4
` Đơn vị tính: % số hộ
Loại cây trồng
Số lần phun thuốc/vụ Khoảng cách giữa các lần phun 1 – 2 lần 3 – 4 lần 5 – 6 lần <5 5 - 7 >7 Lúa Bắc thơm 60 40 0 0 40 60 Xi 44,44 55,56 0 5,56 22,22 72,22 Q5 22,22 72,22 5,56 7,69 7,69 76,92 Rau màu Bắp cải 0 14,29 85,71 0 85,71 14,29 Cà chua 0 14,29 85,71 25,0 75,0 0 Dưa chuột 12,50 37,50 50,0 25,0 75,0 0 Đỗ côve 0 42,86 57,14 42,86 57,14 0 Mồng tơi 90,0 10,0 0 0 10,0 0
Bảng 4.4. Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun
Nhận xét: Số lần phun thuốc trong 1 vụ lúa và rau màu tại xã Hà Ngọc tương đối cao. Theo kết quả điều tra, các nông dân thường phun thuốc ít nhất 2 lần/vụ, chỉ có mồng tơi thì có hộ chỉ phun 1 lần/ vụ. Đối với lúa, số hộ phun 3 – 4
đó bắp cải và cà chua có số lần phun nhiều và chiếm tỷ lệ cao nhất vì theo người dân 2 loại rau này thường xuyên bị sâu, bệnh từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch. Trong đó, đặc biệt là bắp cải nếu không phun thuốc BVTV thì có thể cây trồng không thể tồn tại được đến khi thu hoạch.
Khoảng cách giữa các lần phun nằm trong khoảng từ 5 – 7 ngày đối với rau màu, lớn hơn 7 ngày đối với lúa. Do lúa có thời gian sinh trưởng dài hơn lúa và lượng sâu bệnh cũng phát triển chậm hơn rau. Loại cây trồng nào có số lần phun càng nhiều thì khoảng cách giữa các lần phun càng rút ngắn lại. Khoảng cách giữa các lần phun càng dày thì mức độ nhiễm thuốc BVTV trong rau càng cao.
Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa cách giữa các lần phun của các hộ nông dân ở đây phụ thuộc vào kinh nghiệm, điều kiện thời tiết và mức độ phát triển của sâu bệnh.
Qua kết quả điều tra cho ta thấy các hộ phun thuốc quá nhiều lần/vụ và khoảng cách giữa các lần phun lại ngắn. Như vậy sẽ tồn dư một lượng thuốc BVTV trong nông sản và gây ô nhiễm môi trường vì lượng thuốc phun chưa được hấp thụ hết.