RG B( Red, Green, Blue)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương pháp trong phân mảnh Fractal Image Coding áp dụng cho kỹ thuật nén ảnh (Trang 43 - 45)

1. Nội dung thiết kế tốt nghiệ p:

2.3.1 RG B( Red, Green, Blue)

Mắt người có các tế bào cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng - xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm. Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu "đỏ", "xanh lá cây" và "xanh lam", nhưng ba màu này được chọn để mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang. Mô hình màu RGB là mô hình trong đó ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam được tổ hợp với nhau theo nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác trong ảnh cũng như video số. Thường thi 8 bít được dùng để lưu trữ mỗi màu, vì vậy số lượng màu có thể được biểu diễn là

. Và một trong những ứng dụng phổ biến nhất của mô hình màu RGB là việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma như hình 2-5 minh họa phía dưới. Mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể được thể hiện trong bộ nhớ máy tính như là các giá trị độc lập của tổ hợp tuyến tính các màu: màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Các giá trị này được chuyển đổi thành các cường độ và gửi tới màn hình. Bằng việc sử dụng các tổ hợp thích hợp của các cường độ ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh lam, màn hình có thể tái tạo lại phần lớn các màu trong khoảng đen và trắng.

Đặng Thị Xuân – ĐTVT_KSTN_K52 Trang 40

Hình 2-5 Biểu diễn điểm ảnh trên màn hình

Bảng 2-2 Các thành phần của ảnh màu Lenna trong không gian màu RGB

Ảnh gốc

Các thành phần

Đỏ Xanh lam Xanh lá cây

Trong quá trình nén ảnh màu, ý tưởng chia ảnh thành 3 lớp hoặc thành phần khác nhau ( red, green, blue). Sau đó, ta thực hiện nén mỗi lớp một cách riêng rẽ hay nói cách khác coi mỗi lớp là một ảnh độc lập, vì vậy dữ liệu cần lưu trữ cũng như thời gian cần để mã hóa sẽ gấp 3 lần đối với ảnh nhiều mức xám.

Đặng Thị Xuân – ĐTVT_KSTN_K52 Trang 41

- Để tạo ra các màu quang phổ cũng như một số màu nằm ngoài tam giác RGB một trong những tọa độ màu sẽ có giá trị âm. Điều này dễ gây nhầm lẫn trong tính toán.

- Trong ba tọa độ không có một tọa độ nào cho ta biết được trực tiếp độ chói hay quang thông.

- Đề tìm được độ chói của màu tổng hợp khi pha trộn nhiều màu cần phải biết tất cả ba tọa độ của tất cả các màu đó.

Do đó, phần tiếp theo của đồ án sẽ trình bày một không gian màu khác được sử dụng phổ biến hơn. Mô hình màu này được đánh giá là có khả năng đạt tới tỉ lệ nén cao hơn với chỉ một lương giảm sút nhỏ (có thể bỏ qua) trong ảnh đầu ra (do hệ thống mắt người nhạy cảm đối với luminance hơn là chrominance).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phương pháp trong phân mảnh Fractal Image Coding áp dụng cho kỹ thuật nén ảnh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)