Thiết kế ván khuôn

Một phần của tài liệu đồ án thi công (Trang 31 - 35)

Ván khuôn là kết cấu tạm, nhưng trong khi thi công công tác bê tông với các kết cấu có tiết diện thay đổi như trụ pin thì vai trò của ván khuôn là hết sức quan trọng nó không chỉ tạo dáng cho công trình mà còn là kết cấu chịu lực khi cường độ của bê tông chưa đủ khả năng chịu lực. Khối lượng thi công, lắp dựng, chế tạo ván khuôn tương đối lớn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình.

6.2.Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế ván khuôn.

Ván khuôn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước, vị trí các bộ phận công trình theo thiết kế

• Ván khuôn luôn phải vững chắc, ổn định, khi chịu tải trọng không vượt quá biến dạng cho phép. • Đảm bảo mặt bằng phải kín, khi đổ nước xi măng và vữa bê tông không bị chảy ra khi đầm. • Lắp dựng ván khuôn dễ dàng, khi tháo dỡ ván khuôn ít bị hỏng.

• Mặt bằng bê tông không bị hư hại, ván khuôn phải được luân chuyển nhiều lần.

6.3. Lựa chọn ván khuôn

Ván khuôn lựa chọn là ván khuôn tiêu chuẩn.

Công tác ván khuôn phải tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác khác như: đặt cốt thép, đổ - san - đầm bê tông. Đối với những kết cấu nhỏ và mỏng thì kết cấu ván khuôn phải thống nhất với biện pháp đổ - san - đầm bê tông.

Công tác ván khuôn ta tính cho một khoảnh đổ, bố trí ván khuân cho tường cánh dốc nước .

Lựa chọn ván khuôn bằng kim loại. Ván khuôn bằng kim loại có độ cứng cao, bên chắc có thể dùng được từ 20 lần trở lên. Mặt bêtông nhẵn đẹp.

Loại ván khuôn sử dụng là loại vật liệu bằng thép, ván mặt dầy 0,5cm; dầm phụ dùng thép C120, dầm chính dùng thép 2C120, γthép = 7,8(T/m3).

Kích thước bộ ván khuôn tiêu chuẩn lựa chọn theo kích thước các khoảnh đổ với số lần sử dụng nhiều nhất. Ở đây chọn ván khuôn 1,2 x 2,0 m, các kích thước a =0,35; b = 0,5 ; c = 0,35 m

2 C120

6.4. Công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn

*Công tác lắp dựng ván khuôn :

Công tác lắp dựng ván khuôn là khâu công tác hàng đầu chiếm nhiều hiện trường. Do vậy, nó chẳng những phải đảm bảo tiến độ thi công để không cản trở đến các công việc khác.

Đối với ván khuôn nằm, tiến hành lắp dựng từ dưới lên trên Đối với ván khuôn đứng thì tiến hành từ trong ra ngoài.

Dựng lắp tới đâu ta phải quan trắc, điều chỉnh, chống đỡ ngay tới đó. Công việc cuối cùng là điều chỉnh cho thật chính xác và giằng chống gia cố thêm.

Chú ý, dưới chân cột chống ván khuôn nằm có các nêm gỗ để điều chỉnh độ cao ván khuôn nằm và dễ dàng khi tháo dỡ.

Bản vẽ lắp dựng ván khuôn cho 1 khoảnh đổ điển hình :

Ta có hình vẽ lắp dựng ván khuôn cho khoảnh đổ 91 : tường thượng lưu

4 7 2 6 3 5 1 8 1- Ván mặt 2- Nẹp ngang 3- Đà dọc 4- Dầm ngang

5- Cột chống 6- Nêm 7- Tăng đơ 8- Bê tông

*Công tác tháo dỡ ván khuôn :

Thời gian tháo dỡ ván khuôn căn cứ vào đặc điểm kết cấu, điều kiện khí hậu, tính chất của bê tông…được quy định trong QPTL D6-78

Tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi đã đạt cường độ cần thết tương ứng. Khi tháo dỡ ván khuôn cần có biện pháp tránh va chạm hoặc làm chấn động mạnh làm hỏng mặt ngoài, sứt mẻ các cạnh góc của bê tông, mặt khác phải đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng.

Đối với ván khuôn nằm thì tiến hành tháo dỡ từ dưới lên trên. Đối với ván khuôn đứng thì tiến hành từ ngoài vào trong.

Một phần của tài liệu đồ án thi công (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w