Câyquyết định ứng dụng trong phânlớp dữliệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kĩ thuật khai phá dữ liệu không gian sử dụng cây quyết định (Trang 29 - 30)

Thuật toán học máy bằng cây quyết định dựa trên nền tảng là kết quả nghiên cứu của HUNT và các cộng sự của ông trong nửa cuối thập kỷ 50 và nửa đầu những năm 60 (Hunt 1962). Trên nền tảng tƣ tƣởng chủ đạo của phƣơng pháp Hunt, ID3(Quinlan, 1979) ra đời, hệ thống đơn giản ban đầu chứa khoảng 600 dòng lệnh Pascal, và tiếp theo là C4 (Quinlan 1987). Năm 1993, J. Ross Quinlan đã kế thừa các kết quả đó phát triển thành C4.5 với 9000 dòng lệnh C chứa trong một đĩa mềm. Mặc dù đã có phiên bản phát triển từ C4.5 là C5.0 - một hệ thống tạo ra lợi nhuận từ Rule Quest Research nhƣng nhiều tranh luận, nghiên cứu vẫn tập trung vào C4.5 vì mã nguồn của nó là sẵn dùng.

Năm 1996, 3 tác giả John Shafer, Rakesh Agrawal, Manish Mehta thuộc IBM

Almaden Research Center đã đề xuất một thuật toán mới với tên gọi SPRINT (Scalable PaRallelization INduction of decision Trees). SPRINT ra đời đã loại bỏ tất

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cả các giới hạn về bộ nhớ, thực thi nhanh và có khả năng mở rộng. Thuật toán này đƣợc thiết kế để dễ dàng song song hóa, cho phép nhiều bộ vi xử lý cùng làm việc đồng thời để xây dựng một mô hình phân lớp đơn, đồng nhất [7]. Hiện nay SPRINT đã đƣợc thƣơng mại hóa, thuật toán này đƣợc tích hợp vào trong các công cụ khai phá dữ liệu của IBM.

Trong các thuật toán phân lớp dữ liệu dựa trên cây quyết định, C4.5 và SPRINT là hai thuật toán tiêu biểu cho hai phạm vi ứng dụng khác nhau. C4.5 là thuật toán hiệu quả và đƣợc dùng rộng rãi nhất trong các ứng dụng phân lớp với lƣợng dữ liệu nhỏ cỡ vài trăm nghìn bản ghi. SPRINT một thuật toán tuyệt vời cho những ứng dụng với lƣợng dữ liệu khổng lồ cỡ vài triệu đến hàng tỉ bản ghi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số kĩ thuật khai phá dữ liệu không gian sử dụng cây quyết định (Trang 29 - 30)