Cải thiện tổ chức hoạch định phân tích tài chính

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY THƯƠNG mại và vận tải ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG (Trang 41)

Để đi sâu vào các nội dung phân tích tài chính như trên cần phải hoàn thiện công tác tổ chức hoạch định phân tích tài chính đây là quá trình chuẩn bị nhằm định hướng

mục tiêu, sắp xếp các vấn đề cần nghiên cứu thật khoa học, có hệ thống, đảm bảo tính lý luận. Các giải pháp đưa ra cho vấn đề này như sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt quy trình phân tích tài chính

+ Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích để từ đó phát hiện vấn đề và hạn định một cách chính xác để đi sâu vào vấn đề chính tránh lãng phí thời gian và chi phí.

+ Lập kế hoạch phân tích bao gồm nội dung phân tích, phạm vi phân tích, nguồn nhân lực cho phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần lựa chọn và thu thập+ Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu

+ Tính toán các chỉ tiêu phân tích

+ Xác định nguyên nhân và tính toán các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

+ Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thành công. + Đưa ra quyết định tài chính

+ Dự báo và lập kế hoạch tài chính cho năm tới và các năm tiếp theo. , tìm hiểu.

-Tổ chức tốt công tác kế toán

Công tác kế toán thực hiện càng tốt bao nhiêu thì chất lượng phân tích tài chính càng tốt bây nhiêu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa muốn công khai thông tin về doanh nghiệp mình, do đó các số liệu nộp cho các cơ quan quản lý và đối tượng quan tâm xem xét là chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà là các số liệu có sửa đổi. Công tác kế toán cần phản ánh đúng thực tế hàng ngày để cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác, trung thực, thống nhất góp phần cho việc đưa ra những quyết định tài chính phù hợp cho tình hình tài chính của công ty.

- Nâng cao nhận thức, trình độ và chất lượng chuyên môn cho cán bộ phân tích tài chính

Hiện nay, công việc phân tích tài chính ở công ty được thực hiện bởi nhân viên chuyên về nghiệp vụ kế toán, điều này là bất cập. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính, vấn đề này cần được giải quyết như sau:

+Trước hết là nâng cao nhận thức cho nhân viên công ty đặc biệt là nhân viên phòng tài chính kế toán về tầm quan trọng của phân tích tài chính bằng cách tổ chức các buổi thảo luận, nói chuyện, đưa ra những ví dụ cụ thể chứng minh cho lợi ích của công ty nếu phân tích tài chính được quan tâm đúng mức.

+Chất lượng phân tích có cao hay không phụ thuộc vào trình độ và chuyên môn của cán bộ phân tích. Thực tế ở công ty chưa có đội ngũ chuyên trách về công việc phân tích tài chính. Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ cho các kế toán về các nghiệp vụ tài chính bằng cách khuyến khích đi học thêm, giành thêm thời gian cho các nhân viên ngoài công việc kế toán kiêm phần tích tài chính để họ có thời gian tập trung cho phân tích tốt hơn. Về lâu dài, công ty cần có bộ phận quản trị tài chính riêng, nhằm giúp cho ban giám đốc có thể quản lý tài chính một cách tốt nhất. Bộ phận quản trị tài chính có thể trực thuộc phòng kế toán, nhưng tốt nhất là nên nằm riêng biệt. + Các quy định về công tác phân tích tài chính

- Thời gian tiến hành phân tích nên qui định ngay sau khi các báo cáo tài chính của công ty được lập xong. Độ dài thời gian cần được xác định rõ ràng.

- Quy định về trách nhiệm yêu cầu công việc đối với cán bộ phân tích. Đặc biệt đối với người có trách nhiệm chính điều hành tổ chức toàn bộ công tác phân tích của Công ty.

- Quy định về đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ phân tích. - Quy định khen thưởng kỷ luật với cán bộ phân tích.

- Quy định về trách nhiệm của các phòng ban chức năng có liên quan. - Quy định kiểm tra đánh giá chất lượng phân tích.

3.2.3. Cải thiện cung cấp và sử dụng thông tin trong phân tích tài chính

- Nguồn thông tin bên ngoài:

Hiện tại, trong công ty chưa sử dụng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm tỷ lệ tham chiếu trong khi phân tích vì do hệ thống chỉ tiêu này chưa được cơ quan chuyên

trách cung cấp rộng rãi, bên cạnh đó là những chỉ tiêu này chưa thật chính xác do đó đòi hỏi các nhà phân tích phải linh hoạt khi sử dụng chỉ tiêu này, đưa chỉ tiêu này vào phân tích tài chính để phần nào có được kết quả chính xác nhất. Công ty cần thường xuyên theo dõi biến động về tình hình chính trị, kinh tế văn hoá trên thế giới, trong khu vực và trong nước như giá cả nguyên vật liệu, lãi suất , tỷ giá hối đoái, chiến tranh, bệnh tật, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, các chính sách vĩ mô của nhà nước liên quan đến ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có sự đối phó kịp thời và điều chỉnh hợp lý.

- Nguồn thông tin nôi bộ:

Quan trọng nhất là các báo cáo tài chính vì đây là cơ sở quan trọng cho phân tích tài chính.Thông tin trong báo cáo tài chính cần chính xác, đầy đủ do vậy cần tiến hành kiểm toán nội bộ dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Công ty cần có báo cáo lưu chuyên tiền tệ để tạo ra sự cân đối trong thu chi và tạo điều kiện cho các đối tượng quan tâm khác cã cái nhìn cụ thể hơn về công ty. Thông tin cần lưu trữ cẩn thận và lưu chuyển giữa các phòng qua hệ thống máy vi tính được nối mạng. Ban lãnh đạo thường xuyên giám sát thông tin qua hệ thống này.

3.3 Đề xuất, kiến nghị 3.3.1 Đối với công ty

Công ty nên tiến hành phân tích các báo cáo tài chính dựa trên cả hai phương pháp là so sánh và phân tích tỷ lệ, phân tích tất cả các chỉ tiêu trong các nhóm kết hợp với phương pháp phân tích tài chính Dupont để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tài chính của Công ty. Bởi trên thực tế nếu chỉ so sánh giữa số thực hiện của hai kỳ kế toán sẽ cho kết quủ khả quan, nhưng nếu đem kết quả đó so sánh với chỉ tiêu chung của ngành thì vẫn còn thấp chưa phù hợp có nghĩa là Công ty cần có giải pháp khác để cải thiện tình hình tài chính của mình. Ngoài ra Công ty cần thực hiện chương trình phân tích nhanh các chỉ tiêu tài chính trên máy tính để cung cấp thông tin thường trực cho ban quản lý Công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý Công ty.

3.3.2. Đối với Nhà nước

Hiện nay chế độ kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, các quy định chưa phù hơp với thông lệ quốc tế và khu vực, số liệu sổ sách còn chưa thống nhất gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Tài chính cần có quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định cụ thể và phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phân tích tài chính.

Công tác thanh tra kiểm tra của cơ quan thuế, tổng cục thuế được tiến hành và thực hiện có hiệu quả nhằm phát hiện ra sai sót, bất hợp lý về số liệu để tạo nên sự chuẩn xác cho các báo cáo tài chính.

Nhà nước cần có những văn bản quy định về việc cung cấp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tích tài chính được chính xác hơn.

Hiện nay công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp vẫn diễn ra tự phát và sơ sài, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn và bắt buộc các đơn vị thực hiện phân tích tài chính tự đánh giá hoạt động kinh doanh, báo cáo lên cơ quan cấp trên. Trước mắt giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Công ty có nhu cầu phân tích tài chính cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh của từng Công ty.

Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống Pháp Luật, tạo hành lang pháp lý và cần có các chính sách cũng như cần có các văn bản hướng dẫn, giúp cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mà hệ thống quản lý tài chính còn yếu để các doanh nghiệp này tự hoàn thiện công tác quản trị tài chính của mình.

Ngoài ra, Chính phủ cần có những chính sách mới trong việc phát triển thị trường vốn, tạo cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khóan có điều kiện và nhu cầu phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng các công ty tài chính, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu góp vốn liên doanh, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Qua tất cả những phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính đã khẳng định được những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và ra quyết định tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng nói riêng. Trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu, công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng muốn thu thập được những thông tin tốt nhất liên quan đến ngành hoạt động của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh và tăng cao lợi nhuận, muốn tự mình thay đổi những phương pháp, cách nghĩ, cách làm để thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, đưa ra nhưng chiến lược kinh doanh thật hiệu quả.

Qua thời gian thực tập ngắn ngủi của công ty, bằng những hiểu biết hạn hẹp của mình em đã chọn đề tài: "Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty Thương Mại Và Vận Tải Đường Biển Dương Hưng" làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy vậy, em cũng nhận thấy rằng vấn đề mình đưa ra là còn thiếu sót và khó so với những kiến thức về tài chính mà em thu nhận được. Những kiến thức tôi đưa ra về đề tài này không tránh khỏi thiếu sót: Phần cơ sở lý luận chung chỉ để là tài liệu tham khảo; Phần thực trạng mang nhiều ý kiến chủ quan; Các giải pháp và kiến nghị chưa đầy đủ, chính xác và sát thực. Do đó, em mong rằng bằng những cố gắng và nỗ lực của mình trong khi phân tích sẽ được đáp lại bằng sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các bạn, công ty những người quan tâm đến nôi dung này để vấn đề này ngày một hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn các cô, chú, anh chị trong công ty đặc biệt là ở phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chuyên đề này. Với nội dung rộng và khó của chuyên đề những khiếm khuyết xảy ra là điều khó tránh khỏi, em mong thầy thông cảm và bỏ qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo tài chính của công ty năm 2012, 2011,2010

2. Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2012, 2011.2010

3. Phân tích và sử dụng các báo cáo tài chính2012,2011,2010

4. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp của ĐHCNTP.HCM PG S.Ts Phan thị Cúc, Ts Nguyễn Trung Trực,ths Đặng thị trường giang

PHỤ LỤC

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ST % ST % 1.Doanh thu bán hàng 13.177 15.822 18.60 3 2.645 20,07 2.781 17,58

2.Doanh thu thuần 13.177 15.822 18.60

3 2.645 20,07 2.781 17,58 3.Giá vốn hàng bán 6.493 7.872 8.710 1.379 21,23 838 10,65 4.Lợi nhuận gộp 6.684 7.950 9.893 1.266 18,94 1.943 24,44 5.Doanh thu HĐTC 360 450 600 90 25 150 33,33 6.Chi phí tài chính 198 148 183 -50 - 25,25 35 23,65 7.Chi phí BH&QLDN 4.229 4.760 5.532 531 12,56 772 16,22

8.Lợi nhuận thuần 2.617 3.492 4.778 875 33,44 1.286 36,83

9.Thu nhập khác 157 178 280 21 13,38 102 57,30 10.Chi phí khác 96 100 102 4 4,17 2 2 11.Lợi nhuận khác 61 78 178 17 27,87 100 128,2 1 12.Tổng LN trước thuế 2.678 3.570 4.956 892 33,31 1.386 38,82 13.Tổng LN sau thuế 2.008, 5 2.677, 5 3.717 669 33,31 1.039, 5 38,82

Bảng: Lơị nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010-2011 2011-2012 CL % CL % Doanh thu BH 13.177 15.822 18.603 2.645 20,07% 2.781 17,58%

Doanh thu thuần 13.177 15.822 18.603 2.645 20,07% 2.781 17,58 Giá vốn hàng bán 6.493 7.872 8.710 1.379 21,24% 838 10,65% Lợi nhuận gộp 6.684 7.950 9.893 1.266 18,94% 1.943 24,44 Doanh thu HĐTC 360 450 600 90 25% 150 33.33% Chi phí tài chính 198 148 183 -50 -25.25% 35 23.65% CF BH&QLDN 4.229 4.760 5.532 531 12,56% 772 16,22%

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY THƯƠNG mại và vận tải ĐƯỜNG BIỂN DƯƠNG HƯNG (Trang 41)