tái phát của sẹo.
Mục tiêu của tất cả các PP điều trị sẹo lồi là đều nhằm lập lại sự cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và phân huỷ collagen, chỉ khi đó quá trình hồi phục của sẹo mới đ−ợc diễn biến một cách bình th−ờng. Để đánh giá mức độ bình th−ờng hoá của sẹo lồi, những cải thiện trên lâm sàng về cơ năng cũng nh− thực thể của sẹo có ý nghĩa rất lớn. Mặc dù những xét nghiệm cận lâm sàng nh−: xét nghiệm mô bệnh học, đánh giá hình thái cấu trúc mô bệnh; xét nghiệm sinh hoá mô, đánh giá mức độ tổng hợp collagen…có ý nghĩa khách quan trong việc đánh giá mức độ ổn định của sẹo; tuy nhiên việc thực hiện những xét nghiệm này không phải khi nào cũng có thể dễ dàng tiến hành đ−ợc (do việc tiến hành sinh thiết trên mô sẹo đã ổn định luôn để lại nguy có sẹo tái phát). Chính vì vậy, cũng giống nh− tất cả các tác giả khác nh− Alster (1995), Manuskiatti (2002), Henderson (1992), El-Tonsy (1996)…, chúng tôi cũng chủ yếu chọn việc cải thiện trên lâm sàng để đánh giá hiệu quả của PP điều trị.
-Dựa trên những tiêu chuẩn lâm sàng đã đề ra về sự cải thiện các triệu chứng cơ năng, thực thể của sẹo, cũng nh− tình trạng tái phát của sẹo và nguy cơ, mức độ ảnh h−ởng của các tác dụng không mong muốn, chúng tôi đã phân loại kết quả điều trị của hai PP theo ba mức độ trên lâm sàng. Một lần nữa những số liệu cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt nào đ−ợc ghi nhận, giữa hai PP điều trị trong nghiên cứu này.
-Cũng giống nh− những kết quả trên lâm sàng, kết quả điều trị thông qua định l−ợng hàm l−ợng hydroxyproline trong mô sẹo sau điều trị cũng cho thấy không có khác biệt giữa hai PP; ở cả hai nhóm BN, mô sẹo sau điều trị ổn định trên lâm sàng đều có hàm l−ợng hydroxyproline t−ơng đ−ơng nh− trong mô sẹo bình th−ờng và đều nằm trong giới hạn của hàm l−ợng hydroxyproline có trong mô da bình th−ờng.
-Về tình hình sẹo tái phát: mọi biện pháp điều trị sẹo lồi luôn nhằm mục đích hạn chế sự tái phát hoặc kéo dài thời gian ổn định của sẹo; tỷ lệ sẹo tái phát luôn là th−ớc đo giá trị hiệu quả của một ph−ơng pháp điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát tình hình sẹo tái phát tại các mốc thời gian khác nhau với mục đích đánh giá tính ổn định trong từng PP điều trị. Kết quả đã cho thấy, ở cả hai PP điều trị mặc dù tỷ lệ sẹo tái phát đều tăng dần theo thời gian và mặc dù sự khác biệt về tỷ lệ sẹo tái phát là ch−a có ý nghĩa thống kê (p>0.05); tuy nhiên có thể thấy tỷ lệ tái phát và mức độ tăng tỷ lệ tái phát ở PP2 là thấp hơn so với ở PP1; điều này cho phép h−ớng tới một nhận định về PP2 hứa hẹn mang lại kết quả điều trị hiệu quả và ổn định hơn.
So sánh với El-Tonsy và cộng sự (1996) khi điều trị bằng laser Nd-YAG đơn thuần, thấy có tỷ lệ sẹo tái phát là 28% trong thời gian theo dõi 18 tháng. Kết quả điều trị của Henderson (1992) bằng các loại laser kết hợp với tiêm TA, tỷ lệ sẹo tái phát là 25% trong thời gian theo dõi 18 tháng. So sánh tỷ lệ sẹo tái phát với một số ph−ơng pháp điều trị khác, chúng tôi thấy: Theo Tang Y.W (1992), phẫu thuật kết hợp tiêm TA có kết quả 81,8% không tái phát, với thời gian theo rõi 12-36 tháng; Theo Chowdri và cộng sự (1999), tiêm TA hàng tuần trong vòng 2-5 tuần sau phẫu thuật và hàng tháng trong vòng 4-6 tháng tiếp theo, kết quả không tái phát ở 91,9% sẹo lồi, 95,2% sẹo phì đại, với thời gian theo rõi trung bình 30,5 tháng
Kết luận
Qua nghiên cứu, điều trị cho 222 bệnh nhân sẹo lồi và 16 bệnh nhân sẹo phì đại, chúng tôi xin đ−a ra một số kết luận nh− sau: