Quy trình hấp phụ màu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng cột nhồi trong loại bỏ màu hữu cơ bằng vật liệu hấp thụ từ vỏ sầu riêng (Trang 27 - 28)

1. 2 Giới thiệu về cây sầu riêng

2.2.3.Quy trình hấp phụ màu

Nghiên cứu quy trình hấp phụ màu cation và anion dưới điều kiện tĩnh

Trong các thí nghiệm nghiên cứu hấp phụ mẻ, vỏ sầu riêng đã được xử lý sơ bộ được thêm vào trong Erlen 250ml chứa 100ml dung dịch màu hữu cơ (Congo red, Metylen blue, Crystal violet) có nồng độ 50 – 400ppm. Sau đó, các dung dịch vật liệu và màu được lắc đều trên máy lắc ở 200 rpm trong 2 giờ đến khi đạt được trạng thái cân bằng ở nhiệt độ phòng. Các hỗn hợp sau đó được ly tâm ở 2500 rpm. Hiệu quả loại bỏ màu được tính theo công thức sau:

).100 (1)

Trong đó Co (mg/L) và Ct (mg/L) tương ứng với nồng độ màu hữu cơ ban đầu và màu còn lại. Lượng hấp phụ thuốc nhuộm (mg màu/ mg chất hấp phụ) được tính như sau:

. o e e a C C q V m   (2)

Trong đó, Co (mg/L) và Ce (mg/L) là nồng độ màu cân bằng, V là thể tích dung dịch (L) và ma là khối lượng chất hấp phụ (g)

Nghiên cứu qui trình hấp phụ màu thông qua cột nhồi

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hấp phụ động trên cột nhồi để hấp phụ màu. Khả năng hấp phụ màu sẽ được khảo sát bởi các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của vỏ sầu riêng thô đã qua xử lý và than hoạt tính từ vỏ sầu riêng như:

- Ảnh hưởng của chiều dài cột nhồi: 2 cm, 4 cm và 6 cm.

- Ảnh hưởng của tốc độ cột nhồi: 5 ml/min, 10 ml/min, 20 ml/min. - Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu: 200 ppm, 400 ppm, 600 ppm.

21

Hình 2. 1. Quy trình hấp phụ màu hữu cơ quy mô phòng thí nghiệm

Nước thải màu sẽ được dẫn qua cột hấp phụ bằng thủy tinh với chiều cao 30cm và đường kính trong là 2,8 cm, tốc độ dòng chảy được điều chỉnh bằng 2 van điều chỉnh lưu lượng tại van đầu vào và đầu ra, lớp sỏi và lớp cát được cố định với chiều cao bằng nhau là 1cm. Nước thải màu sẽ thấm dần qua từng lớp VLHP rồi thải ra ngoài bình chứa mẫu. Mẫu nước đầu ra được lấy liên tục với khoảng cách thời gian lấy mẫu là 20 phút.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng cột nhồi trong loại bỏ màu hữu cơ bằng vật liệu hấp thụ từ vỏ sầu riêng (Trang 27 - 28)