Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 26 - 27)

2. Tình hình quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tạ

3.1. Thành tựu đạt được

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức song Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế, xã hội quan trọng: Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, chất lượng tăng trưởng được nâng cao; Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng lên; Phần lớn các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) được hoàn thành trước thời hạn, đặt nền móng, nền tảng vững chắc cho việc thực hiện chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững (SDGs); Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

Hình 1: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012

Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012. Có thể

thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương xứng với mức cam kết.

Lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD, trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay. Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án, trong đó đã hoàn thành

83dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD.

Ngành năng lượng và công nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ 1993-2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại không đáng kể, khoảng 0,1%. Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài trợ đa phương.

Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhận được nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD (ODA vốn vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại: 1,42 tỷ USD).

Chính phủ Việt Nam có chính sách sử dụng ODA để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực và địa phương ưu tiên, nhất là đối với những địa bàn có nhiều khó khăn trong từng thời kỳ phát triển.

Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2012 với khoảng 19,81 tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD. WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết.

➢ Có thể nói, nguồn vốn ODA có vai trò và lợi ích rất lớn đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Thông qua nguồn vốn ODA, nhiều công trình, chương trình đã được xây dựng, triển khai. Đặc biệt có nhiều dự án vốn ODA đã được ký kết thực thi đem tới nhiều ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng đối với quá trình phát triển đi lên của cả nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w