Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
a) Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1. Điểm mạnh: Hàng năm, nhà trường đều lập chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, bổ ích. Cán bộ, giáo viên tham gia tích cực, thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Sau mỗi phong trào, nhà trường tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong buổi họp hội đồng gần nhất. Qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của học sinh trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; gây hứng thú cho học sinh, tạo cho các em tinh thần thoải mái để học tập đạt hiệu quả hơn.
2. Điểm yếu: Nhà trường chưa tổ chức cho học sinh tham gia dã ngoại. Bên cạnh đó tổ chức giao lưu với các đơn vị bạn còn ít.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Từ năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng lập kế hoạch, chọn thời điểm và địa điểm thích hợp để học sinh tham quan học tập. Ngoài ra tổ chức cho học sinh giao lưu với các đơn vị bạn nhiều hơn.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
1. Điểm mạnh: Hàng năm, đơn vị đều duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Cán bộ phụ trách phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có năng lực thực hiện tốt các loại hồ sơ sổ sách. Bên cạnh đó, ý thức của nhân dân về giáo dục cũng được nâng lên. Việc vận động kinh phí của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thực hiện tốt. Nhờ vậy, học sinh của trường có đầy đủ dụng cụ học tập tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Điểm yếu: Còn một số ít giáo viên chưa nắm chắc các tiêu chí phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Từ năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo, Hiệu trưởng triển khai Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu
giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.
1. Điểm mạnh: Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng triển khai kế hoạch năm học về tỷ lệ học sinh đạt khen thưởng trên 60%, giáo viên nghiêm túc thực hiện. Trong giờ học chú trọng mở rộng nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh năng khiếu, quan tâm kèm cặp học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, tỷ lệ học sinh khen thưởng toàn trường đạt trên 60%. Học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt trên 98%.
2. Điểm yếu: Chưa có học sinh đạt giải cao trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phân công giáo viên có năng lực bồi dưỡng ươm mầm học sinh năng khiếu ngay từ khối lớp 2 để các em có nền móng kiến thức vững chắc. Mở phong trào hội thi phỏng theo đấu trường 100, 01 lần/tháng, để các em có dịp ôn lại kiến thức nhằm có điều kiện tham gia các hội thi cấp huyện đạt kết quả cao hơn. Hoàn thành tiêu chí này vào năm 2017.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu: Đạt
Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho HS;
b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Điểm mạnh: Hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe được nhà trường quan tâm. Tổ chức các cuộc thi viết về chủ đề bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ với bệnh viện khu vực xã Vĩnh Thắng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực các hoạt động về bảo vệ môi trường.
2. Điểm yếu: Nhà trường chưa có nhân viên y tế theo chuyên ngành, nên việc giáo dục ý thức cho học sinh về tự chăm sóc sức khỏe gặp khó khăn. Vẫn còn có một số học sinh chưa thật sự hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm như ăn thức ăn bên lề đường, thức ăn hết hạn sử dụng.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tham mưu với lãnh đạo ngành để bổ sung nhân sự y tế học đường theo chuyên ngành, góp phần vào việc giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe cho học sinh thuận lợi hơn. Thường xuyên tuyên truyền cho học sinh trong các buổi chào cờ đầu tuần về nhận biết an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chí này phấn đấu hoàn thành trong năm 2016.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 6: Hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;
c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
1. Điểm mạnh: Học sinh có ý thức học tập tốt, đội ngũ giáo viên nhiệt tình và không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục đều tăng so với hàng năm tỷ lệ lên lớp đạt 98,43%, hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh khá đều tăng theo hằng năm (67,04%). Tích cực tham gia đầy đủ các phong trào, các hội thi do huyện và tỉnh tổ chức và đã đạt nhiều kết quả.
2. Điểm yếu: Khả năng giao tiếp của các em còn có những hạn chế nhất định, một số em chưa có tiến bộ nhiều trong quá trình học tập, còn thụ động trong quá trình học tập. Tham gia hội thi phòng trào chưa đạt giải cao.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Năm học 2015-2016, Hiệu trưởng chỉ đạo cho bộ phân chuyên môn tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách học, nhằm giúp học sinh ngày càng tự tin hơn, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tốt chất lượng của học sinh từng giai đoạn. Không ngừng bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu để tham gia các phong trào do huyện và tỉnh tổ chức.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh; b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
1. Điểm mạnh: Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục theo Mô hình trường học mới Việt Nam (GPE-VNEN), thông qua nội dung chương trình giáo viên rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự nghiên cứu bài,… Học sinh nắm bắt các kỹ năng cơ bản và các em có tính tự tin hơn trong giao tiếp, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè trong lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài cho tiết học, học sinh sưu tầm
các đồ dùng học tập bài trí làm phong phú các góc học tập; sưu tầm các vật dụng địa phương bài trí cho góc cộng đồng góp phần làm cho lớp học đẹp hơn, thêm sinh động hơn.
2. Điểm yếu: Một số học sinh tham gia sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập chưa cao, chưa thường xuyên.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường tiếp tục duy trì công tác giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hình thức hoạt động phong phú đa dạng để thu hút, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Tăng cường khuyến khích học sinh tự sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập bằng biện pháp tổ chức các hội thi sưu tầm, tự làm đồ dùng học tập trong học sinh để nâng cao chất lượng đồ dùng học tập. Tiêu chí này thực hiện hoàn thành vào năm 2016 và những năm tiếp theo.
4. Những nội dung chưa rõ: Không. 5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
*Đánh giá chung tiêu chuẩn 5
- Điểm mạnh cơ bản của trường: Các hoạt động chuyên môn của trường đều có xây dựng kế hoạch. Trường đang tổ chức dạy thí điểm mô hình trường học mới VNEN và Tiếng Việt 1 – Công nghệ Giáo dục. Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu về chữ đẹp và toán tuổi thơ. Trường có nhiều mô hình giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Giúp bạn khó khăn, vệ sinh môi trường, thi đấu trường 100, bóng đá, văn nghệ. Trường thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương. Tổ chức tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Trường đối diện với phòng khám khu vực xã Vĩnh Thắng nên công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh rất thuận tiện. Nhà trường phối hợp với y tế xã tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức tự chăm sóc sức khoẻ. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98,43%, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Tỷ lệ học sinh được khen thưởng đạt 67,04%. Học sinh được rèn kỹ năng sống trong môi trường học tập và giao tiếp.
- Điểm yếu cơ bản của trường: Nhà trường chưa đầu tư nhiều cho công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu nên học sinh tham gia hội thi cấp huyện, cấp tỉnh chưa đạt giải cao. Thiếu nhân viên y tế nên việc giáo dục học sinh chăm sóc sức khỏe gặp khó khăn.
- Kiến nghị đối với trường: Khắc phục điểm yếu đã nêu trên.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trường Tiểu học Vĩnh Thắng 1, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang là trường tiểu học thứ 39 trong tỉnh được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá ngoài tại thời điểm năm học 2014 - 2015. Kết quả đạt được trong công tác kiểm
định chất lượng giáo dục một phần nhờ vào kết quả phấn đấu của tập thể công chức, viên chức của đơn vị. Nhà trường đã tập trung thực hiện đạt hiệu quả nhiều mục tiêu giáo dục của địa phương và của ngành. Hiệu quả giáo dục của nhà trường có sức ảnh hưởng lớn đến nhân dân trong vùng, xứng tầm với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và phát triển mạng lưới giáo dục của Đảng và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã.
Tuy còn một số ít tiêu chí, chỉ số chưa đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng công tác kiểm định tại đây đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo Gò Quao chỉ đạo bước đầu đạt hiệu quả. Hiệu trưởng và Hội đồng tự đánh giá làm việc trên tinh thần có trách nhiệm. Đoàn đánh giá ngoài kiểm tra, khảo sát với kết quả cụ thể như sau:
- Số lượng các chỉ số đạt là 80/84, tỉ lệ 95,24%. Chỉ số không đạt là 4/84, tỉ lệ 4,76%. Các chỉ số không đạt bao gồm: Chỉ số b, tiêu chí 5, tiêu chuẩn 1; chỉ số b, tiêu chí 4, tiêu chuẩn 2; chỉ số b, tiêu chí 1, tiêu chuẩn 3 và chỉ số b, tiêu chí 3, tiêu chuẩn 3.
- Số lượng các tiêu chí đạt là 24/28, tỉ lệ 85,71% và không đạt 4/28, tỉ lệ 14,29%;
- Cấp độ kiểm định chất lượng giáo dục: Nhà trường đạt cấp độ 3 (theo điều 31 của Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”).
2. Kiến nghị
- Đối với trường Tiểu học Vĩnh Thắng 1: Hội đồng tự đánh giá của trường nghiên cứu báo cáo đánh giá ngoài để điều chỉnh, bổ sung các nội dung theo yêu cầu của Đoàn và triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch cải tiến chất lượng của nhà trường.
- Đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận Chất lượng cho nhà trường theo quy định./.
Nơi nhận: - Lãnh đạo Sở GDĐT; - Thành viên Đoàn ĐGN; - Phòng GDĐT Gò Quao; - Trường TH Vĩnh Thắng 1; - Lưu: KT&KĐCLGD. TRƯỞNG ĐOÀN PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GDTH Lê Anh Huy