Khuôn mẫu phát triển của J2EE

Một phần của tài liệu Phát triển ứng dụng phần mềm trên máy chủ dựa trên công nghệ Java (Trang 80 - 82)

Khuôn mẫu phát triển là các cách giải quyết thường được sử dụng cho các vấn đề lặp đi lặp lại nhiều lần trong việc thiết kế và cài đặt các ứng dụng. Qua thời gian, các khuôn mẫu này được tập hợp lại. Đây có thể được coi là các hiểu biết và các kinh nghiệm của ngành công nghiệp phần mềm. Các khuôn mẫu phát triển giúp giải quyết các vấn đề về xây dựng kiến trúc của ứng dụng, phân chia các phần của ứng dụng trên các máy chủ khác nhau cũng như giúp giải quyết các vấn đề chung đặt ra đối với mồi ứng dụng như tốc độ thực hiện, việc bảo trì cũng như tính khả chuyển của ứng dụng.

Phần này sẽ xem xét sơ bộ các khuôn mẫu phát triển của những người phát triên phần mềm trên J2EE được sử dụng phổ biến hiện nay. Mồi khuôn mẫu thường được sử dụng ở các mức nhất định hay giao diện giữa các mức này trong các ứng dụng. Các khuôn mẫu phát triển J2EE có thể được kể đến là:

• Bộ lọc chặn: khuôn mầu này được sử dụng trước và sau quá trình xử lý. Nó cho phép thực hiện thêm các dịch vụ xử lý cần thiết cho mỗi quá trình xử lý một yêu cầu. Ví dụ, bộ lọc chặn Servlet thực hiện việc xử lý mọi yêu cầu của người sử dụng tới Web site. Servlet này cung cấp một cơ chế quản lý quyền truy nhập tập trung.

• Bộ tr ợ giúp vùng nhìn: Các bộ trợ giúp vùng nhìn giúp phân chia giữa chức năng hiển thị dữ liệu và truy nhập dữ liệu, giúp thay đổi cấu trúc của vùng

- 80-

nhìn làm nó trở nên đơn giản hơn. Chức năng hiến thị thực hiện việc định dạng dừ liệu cho việc biểu diễn trên các trang Web. Chức năng truy nhập thực hiện việc lấy dữ liệu. Bộ trợ giúp vùng nhìn thườne được cài đặt bằng các thẻ JSP, còn chức năng truy nhập dữ liệu thường được cài đặt bằng các thành phần JavaBean.

• Vùng nhìn đa hợp:Khuôn mẫu này giúp việc biểu diễn bàng các vùng nhìn dễ quản lý hơn bằng cách tạo các mẫu cho các đối tượng chung trên các trang Web. Thông thường, các trang Web ngoài các thành phần độna còn có một sổ thành phần tĩnh như đầu trang, cuối trang, nền, ... Các thành phần động thay đổi theo từng trang Web, nhưng các thành phần tĩnh thì thường giống nhau cho mọi trang Web. Vùng nhìn đa hợp tạo mẫu chửa các thành phần chung này.

• Bộ điều khiển trước: Khuôn mẫu này sử dụng một bộ điều khiền trung tâm quản lý mọi yêu cầu của người sử dụng. Bộ điều khiển trước nhận mọi yêu cầu từ người sử dụng, thực hiện việc chuyến các yêu cầu này cho bộ xử lý yêu cầu tương ứng và biểu diễn một cách thích hợp các đữ liệu trả lại cho người sử dụng.

• Đối tuọng giá trị: Giúp hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu giữa các mức của ứng dụng để giảm bớt chi phí trao đổi qua mạng. Trong mỗi lời gọi hàm ở xa, đôi tượng giá trị được dùng để lấy một nhóm các dữ liệu liên quan với nhau và đối tượng này được đặt cục bộ ngay trên máy khách.

• Session bao ngoài: Đây là khuôn mầu được sử dụng rộng rãi nhất. Khuôn

mẫu này chỉ ra cách thức phân chia Logic nghiệp vụ trong các ứng dụng để giảm thiểu sự phụ thuộc giữa máy chủ và máy khách. Đồng thời đảm bảo rằng mọi chức năng của hệ thống được thực hiện bằng một lời gọi qua mạng và thực hiện trong một giao dịch.

• Thông điệp bao ngoài: Khuôn mẫu này tương tự như khuôn mẫu Session, nhưng dùng cho các chức năng được thực hiện không đồng bộ

• Lệnh: Khuôn mẫu này thường trái ngược với khuôn mẫu Session Bao Ngoài. Khuôn mẫu này thực hiện công việc hoàn toàn tương tự như Session Bao Ngoài. Nhưng thay vì dùng các Session Bean, khuôn mẫu sử dụng các thành phần Java thông thường. Việc sử dụng các thành phần Java thông thườnR này giúp máy khác hoàn toàn được tách biệt với công nghệ EJB thường được sử dụng để triển khai phần logic của ứng dụng.

• Đối tu'O'ng trao đối d ữ liệu: Thay vì việc thực hiện các trao đổi dữ liệu trực tiếp từ các thành phần Entity Bean, khuôn mẫu này sử dụng các thành phần riêng biệt giúp thực hiện việc tạo và trao đổi dừ liệu. Các thành phần này có thể được xây dựng bàng Session Bean hoặc các thành phần Java thông thường. Việc này giúp tách biệt giữa chức năng tạo và trao đổi dữ liệu khỏi mô hình của dữ liệu biểu diễn bởi Entity Bean.

• Giao diện nghiệp vụ: Giao diện nghiệp vụ chỉ ra cách thức cài đặt các giao diện tại chỗ và các giao diện từ xa cho phép có thể kiểm tra được việc gọi các phương thức của các giao diện này có đúng hay không ngay tại thời điểm biên dịch.

Phần tiếp theo sẽ xem xét chi tiết về một khuôn mẫu được sử dụng nhiều nhất là Khuôn mẫu Session Bao Ngoài. [4]

Một phần của tài liệu Phát triển ứng dụng phần mềm trên máy chủ dựa trên công nghệ Java (Trang 80 - 82)