Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kế toán Nguyên liệu vật liệu xây dựng tại Chi nhánh Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 29 - 35)

- Các khoản giảm giá, CKTM,…

b) Tính giá vật liệu xuất kho

3.2. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

* Ý kiến 1: Đối với bộ máy kế toán:

Công ty nên tuyển thêm kế toán bộ sung cho các đội thi công để theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các đội giúp cho ban quản lý có thể kiểm soát hoạt động ở từng công tình cũng như giúp cho công việc kế toán được chính xác, nhanh chóng hơn.

* Ý kiến 2: Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho:

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, giá cả thường xuyên biến động, việc nhập – xuất vật liệu diễn ra thương xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được khi đó kế toán có thể sử dụng giá hạch toán để tính giá trị NVL xuất hàng ngày, sau đó cuối kỳ điều chỉnh về giá thực tế nhờ hệ số giá.

Giá hạch toán của NLVL là giá tương đối ổn định, được sử dụng thống nhất trong DN trong thời gian dài (thường là 1 năm).

Hàng ngày, kế toán sử dụng giá thực tế để ghi sổ giá trị NLVL nhập kho hoặc sử dụng ngay và sử dụng giá hạch toán để ghi sổ giá trị NLVL xuất kho.

Giá hạch toán NLVL xuất kho = Số lượng NLVL xuất kho x Đơn giá hạch toán

Cuối kỳ, phải điều chỉnh giá hạch toán của NLVL xuất kho theo giá thực tế để có số liệu ghi vào sổ kế toán.

- Trước hết xác định hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của NLVL (ký hiệu là H) theo công thức:

Giá thực tế của vật tư tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế của vật tư nhập kho trong kỳ

Giá h/toán của vật tư tồn kho đầu kỳ + Giá h/toán của vật tư nhập kho trong kỳ

Lưu ý: hệ số giá phải tính cho từng loại, từng thứ NLVL. - Sau đó tính giá thực tế của vật tư xuất kho theo công thức

Giá thực tế NLVL xuất kho = Giá hạch toán NLVL xuất kho x Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán

Phương pháp giá hạch toán giúp cho việc tính toán tính giá nguyên vật liệu xuất kịp thời mà không chờ đến cuối tháng do đó không ảnh hưởng đến công tác quyết toán chung.

Ví dụ: Số dư đầu tháng 3/2011 của thép D12 là 60 kg. Có giá hạch toán là 900.000 đồng, giá thực tế là 912.000 đồng

Ngày 15/3 nhập kho 150 kg thép D12 với giá 2.295.000 đồng. Ngày 30/3 xuất kho 200 kg thép D12, giá hạch toán 3.000.000 đồng Ta tính được hệ số giá của thép D12:

H = 912.000 + 2.295.000 900.000 + 2.250.000 Giá TT của thép D12 XK = 3.000.000 x 1,02 = 3.060.000 (đồng)

* Ý kiến 3: Hệ thống danh điểm vật liệu:

Để đảm bảo quản lý tốt và hạch toán một cách xác chính xác từng loại vật liệu,

Sổ danh điểm vật liệu là sổ tập hợp toàn bộ các loại nguyên vật liệu mà Công ty đang sử dụng. Sổ này phản ánh chi tiết đến từng loại, từng nhóm, từng thứ, từng quy cách có hệ thống, giúp cho doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ, rõ ràng. Theo sổ này, thì mỗi loại nguyên vật liệu có một mã riêng và sắp xếp có trật tự nên rất thuận tiện cho việc tìm kiếm những thông tin về một loại một nhóm, một thứ nguyên vật liệu nào đó.

Sổ danh điểm có thể được mở bằng cách: ký hiệu mỗi loại vật liệu theo nguyên tắc dựa vào số loại vật liệu trong mỗi loại, dựa vào một số thứ vật liệu, số nhóm vật liệu trong mỗi loại, dựa vào số quy cách vật liệu trong mỗi thứ nhưng nhưng trên cơ sở phải được kết hợp với hệ thống tài khoản kế toán.

Việc xây dựng hệ thống sổ danh điểm và mã hoá vật liệu trên sổ danh điểm vật liệu theo thứ tự các loại vật liệu sẽ giúp cho việc quản lý, hạch toán vật liệu được thuận tiện, chính xác. Công việc này thực hiện tốt sẽ giảm bớt khối lượng công việc tính toán sau này, khi Công ty có sự phân cấp quản lý tài chính thì Sổ danh điểm vật liệu vẫn phát huy tác dụng là thống nhất mã, ký hiệu vật liệu trong toàn Công ty.

Ta có thể lập sổ danh điểm vật liệu như sau: xem Bảng 3.1 – Sổ danh điểm vật liệu (phụ lục).

* Ý kiến 4: Hoàn thiện kế toán chi tiết:

Phương pháp ghi thẻ song song tuy đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu nhưng chỉ thích hợp với DN có ít loại NLVL, các nghiệp vụ nhập xuất ít, không thương xuyên, nghiệp vụ chuyên môn của kế toán còn hạn chế.

Mà Công ty lại có nhiều nghiệp vụ xuất, nhập thường xuyên, nhiều loại vật tư, khi đã xây dưng hệ thông danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán vững vàng, Công ty nên sử dụng phương pháp ghi sổ số dư. Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán.

Phương pháp ghi sổ số dư được tiến hành như sau: Sơ đồ 3 (phụ luc)

Thủ kho vẫn dùng Thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn NLVL nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên Thẻ kho sang Sổ số dư (cột số lượng).

Các chứng từ nhập, xuất sau khi đã ghi vào Thẻ kho phải được Thủ kho phân loại theo chứng từ nhập, chứng từ xuất của từng loại NLVL để lập phiếu giao nhận chứng từ và chuyển giao cho phong kế toán kèm chứng từ nhập, xuất.

* Ở phòng kế toán:

Kế toán vật tư có trách nhiệm định kỳ (3 đến 5 ngày) xuống kho để kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét các chứng tư nhập, xuất đã được thủ kho phân loại, sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ và thu thập phiếu này kèm theo các chứng từ nhập, xuất có liên quan.

Căn cứ vào chứng từ nhập xuất kế toán đối chiếu với các chứng từ khác liên quan, căn cứ vào giá hạch toán đang sử dụng để ghi giá vào chứng từ và cột số tiền của Phiếu giao nhận chứng từ. Từ Phiếu giao nhận chứng từ kế toán ghi vào Bảng lũy kế nhập-xuất-tồn NLVL.

Hiện nay trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong ngành xây lắp nói riêng, hoạt động xây lắp đã không ngừng được đổi mới và phát triển về hình thức, quy mô. Những sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản mang tính chất nền móng, cơ sở ban đầu cho mọi hoạt động, những công trình nay thường có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung và những người sử dụng nói riêng.

Chi phí nguyên liệu vật liệu là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, thông thường chi phí NLVL chiếm tỉ trọng rất lớn khoảng từ 60% - 70% giá trị công trình. Từ đó, cho thấy các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc tiết kiệm triệt để các chi phí NLVL, làm sao cho với một lượng chi phí nguyên vật liệu như cũ sẽ làm ra được nhiều sản phẩm xây lắp hơn, tức là làm cho giá thành giảm đi mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bởi vậy làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu là nhân tố quyết định làm hạ thấp chi phí giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, đây là một yêu cầu thiết thực, một vấn đề đang rất được quan tâm trong quá trình thi công xây lắp của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, xuất phát từ thực tế với mong muốn được hoàn thiện kiến thức. Sau quá trình học tập tại trường và trong thời gian thực tập tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên liệu

mở đầu và kết luận gồm có 3 chương chính sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về kế toán NLVL trong doanh nghiệp.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng kế toán NLVL tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà nội.

Chương 3: Các kết quả và đề suất về kế toán NLVL tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.

Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tuấn Duy cùng các cô chú cán bộ kế toán tại CN Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo và các bác các cô phòng kế toán công ty để nâng cao nhận thức về lý luận cũng như thực tiễn về công tác kế toán Nguyên liệu vật liệu.

Một phần của tài liệu Kế toán Nguyên liệu vật liệu xây dựng tại Chi nhánh Xây lắp và mộc nội thất – Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w