4.2.1 Tăng trưởng của tôm.
Sự tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi được ghi nhận như sau
Bảng 4.3: Tăng trưởng của tôm qua các tháng nuôi Ruộng
Thời gian(ngày) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4
Ban đầu W đầu (g) 0,01 0,01 0,01 0,01
30 W (g) 0,5 ± 0,1 1,3 ± 0,5 0,7 ± 0,3 0,5 ± 0,2 DWG (g/ngày) 0,02 0,04 0,02 0,02 SGR (%/ngày) 26,1 32,5 28,3 26,1 60 W (g) 2,0 ± 1,2 3,0 ± 1,4 2,7 ± 1,5 3,2 ± 2,1 DWG (g/ngày) 0,05 0,06 0,07 0,09 SGR (%/ngày) 4,6 2,8 4,5 6,2 90 W (g) 16,7 ± 7,8 15,6 ± 7,0 14,1 ± 5,6 11,4 ± 5,1 DWG (g/ngày) 0,49 0,42 0,38 0,27 SGR (%/ngày) 7,1 5,5 5,5 4,2 120 W (g) 18,4 ± 7,2 19,0 ± 12,0 20,7 ±12,3 19,8 ± 12,5 DWG (g/ngày) 0,06 0,11 0,22 0,28 SGR (%/ngày) 0,3 0,7 1,3 1,8 150 W (g) 21,3 ± 12,5 26,6 ± 13,5 27,4 ± 16,0 DWG (g/ngày) 0,10 0,25 0,22 SGR (%/ngày) 0,5 1,1 0,9 180 W (g) 28,9 ± 11,8 34,3 ± 16,9 39,5 ± 19,9 DWG (g/ngày) 0,26 0,26 0,40 SGR (%/ngày) 1,0 0,8 1,2
23
Kết quả thu được sự tăng trưởng của tôm trong các ruộng nuôi lần lượt là ruộng 1: 28,94 ± 11,79 g/con, ruộng 2: 34,29 ± 16,91g/con, ruộng 3: 39,45 ± 19,90 và thấp nhất là ruộng 4: 19,81 ± 12,47g/con. Do tôm ruộng này được thu hoạch vào tháng thứ tư của vụ nuôi nên khối lượng trung bình của tôm nhỏ hơn nhiều so với các ruộng còn lại (6 tháng mới thu hoạch). Lý do là chủ ruộng nuôi không muốn tiếp tục nuôi nữa. Nhìn chung sự tăng trưởng của tôm qua các tháng của từng ruộng nuôi tương đối đều nhau, tôm tăng trưởng nhanh vào tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 và chậm lại vào tháng thứ tư trở đi. Sự tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thức ăn, môi trường, chế độ chăm sóc, quản lý của người nuôi… Tôm tăng trưởng chậm là do trong mô hình nuôi tôm chủ yếu là sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng và sự quan
tâm chăm sóc của người nuôi còn kém. Vì vậy mà khối lượng tôm lúc thu hoạch
tương đối nhỏ từ 28,94 – 39,45g/con, không kể ruộng thứ 4 đã thu hoạch sớm. Nhưng kết quả này cũng tương đương với kết quả của Lê Quốc Việt (2005), thực hiện tại các ruộng lúa ở tỉnh Vĩnh Long đạt được dao động từ 32 – 38 g/con.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng nuôi khối lượng(g/con) Ruộng 1 Ruộng 2 Ruộng 3 Ruộng 4
24
4.2.2 Năng suất và tỷ lệ sống của tôm
Bảng 4.4: Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi Ruộng nuôi Tỷ lệ sống (%) Năng suất ( kg/ha) 1 21,5 125 2 20,2 137 3 16,5 129 4 16,3 62 Trung bình 18,6 ± 2,6 113 ± 34,5
Kết quả thực nghiệm cho thấy năng suất trung bình của các ruộng là 113 ± 34,5kg/ha và tỷ lệ sống trung bình là 18,6 ± 2,6%. Năng suất đạt cao nhất là 137 kg/ha và thấp nhất là 62 kg/ha. Tỷ lệ sống cao nhất là 21,5% và thấp nhất là 16,3%. Theo Lam Mỹ Lan (2006), trong mô hình nuôi tôm xen canh, mật độ 2 PL/m2 năng suất đạt 286 kg/ha và tỷ lệ sống là 61%. Cho thấy năng suất và tỷ lệ sống của tôm ở các ruộng còn thấp. Có thể là do diện tích mương bao còn nhỏ, mức nước còn cạn. Từ đó ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ sống của tôm. Về tỷ lệ sống thì kết quả nghiên cứu có phần cao
hơn so với kết quả của Phạm Minh Tuyền (2003),nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng
lúa vụ Hè - Thu tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh với 2 mật độ khác nhau 2 và 3 con/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống sau 6 tháng nuôi tỉ lệ sống 14,7% và 12,4%. Trong điều kiện ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv (1998) nuôi tôm trên ruộng lúa bằng giống tự nhiên (5-10 g/con),
mật độ 0,5 - 2 con/m2 đạt năng suất 100 - 200 kg/ha ở Phụng Hiệp và 268 kg/ha ở Thốt Nốt. Nguyễn Văn Hạnh (2001) về kết quả mô hình lúa-tôm càng xanh kết hợp (mật độ 2,5-5 con/m2) trong ruộng lúa ở Trà Vinh năng suất đạt từ 42-375 kg/ha, tỷ lệ sống từ 7,5-60%, năng suất nuôi tôm thường đạt từ 100-300 kg/ha đối với nuôi ruộng. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng năng suất tôm càng xanh phụ thuộc nhiều vào mô hình nuôi hay mật độ và mức độ đầu tư về các mặt. Năng suất tôm nuôi trong ruộng lúa thường dao động 150 - 250 kg/ha/vụ đối với phương thức nuôi xen canh (Nguyễn Minh Niên, 2002; Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2002; Lý Văn Khánh, 2005; Trần Tấn Huy và ctv., 2004; Dương Nhựt Long và ctv., 2006; Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
25
4.3 Hiệu quả của mô hình nuôi
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen canh trên ruộng lúa
Dựa vào bảng kết quả phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở Hồng Dân – Bạc Liêu thấy lợi nhuận dao động từ 4.910.000 – 6.795.000 đồng/ha cao nhất là ruộng 2 được 6.795.000 đồng/ha và có sự thua lỗ đối với ruộng 4 là 690.000 đồng. Hiệu suất đồng vốn trung bình là 1,57±0,47. So với kết quả thí nghiệm của Lam Mỹ Lan (2004), ở mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh tại Ô Môn, với mật độ 2 con/ m2, sử dụng thức ăn công nghiệp, sao 6 tháng nuôi thì lợi nhuận đạt 783.000 đồng/ha, hiệu suất đồng vốn là 1,05±0,18. Do tận dụng được lao động sẵn có của nông hộ và tôm chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên, chi đầu tư thấp nên có thể thấy lợi nhuận và hiệu suất đồng vốn có phần cao hơn.
Kết quả khảo sát về thu nhập và lợi nhuận mang lại từ họat động sản xuất nông ngư nghiệp của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, (2004) cho thấy: thu nhập bình quân từ 1 vụ nuôi tôm thuần túy là 13,8 triệu đồng/ha, từ 1 vụ sản xuất lúa Hè - Thu là 4 triệu đồng/ha hay tổng thu nhập từ 1 vụ nuôi tôm kết hợp vụ lúa Hè - Thu là 17,8 triệu đồng/ha, 1 vụ nuôi tôm cùng 2 vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu là 23.800.000 đồng/ha. Nếu người dân canh tác 3 vụ lúa (Đông – Xuân, Xuân – Hè và Hè – Thu) thì lợi nhuận mang lại khoảng 12 triệu đồng/ha, còn lợi nhuận mang lại từ tôm trong mô hình Lúa – Tôm luân canh là 31,3 triệu đồng/ha và từ tôm và vụ lúa Đông - Xuân là 37,3 triệu đồng/ha. Từ kết quả trên cho thấy lợi nhuận của các ruộng nuôi chưa cao và có hộ bị thua lỗ. Do chủ ruộng thu hoạch tôm sớm nên năng suất thấp, kích cỡ tôm nhỏ và giá bán không cao vì vậy mà dẫn đến thua lỗ, có thể nói nguyên nhân chính là do bà con chưa
Ruộng
nuôi
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
(1 ha) Tỉ suất lợi nhuận (%) Hiệu suất đồng vốn 1 12.500.000 7.590.000 4.910.000 64,69 1,65 2 14.385.000 7.590.000 6.795.000 89,53 1,89 3 14.190.000 7.590.000 6.600.000 86,96 1,87 4 5.580.000 6.270.000 -690.000 -11 0,89 Trung bình 11.664.000 ± 4.143.000 7.260.000 ± 660.000 5.871.000 ± 869.000 76,72±17,30 1,57±0,47
26
chú trọng nhiều về con tôm nên trong khâu chăm sóc quản lý còn lơ là, chưa chặt chẽ và chưa có kinh nghiệm nhiều về việc nuôi tôm. Vì vậy mà hiệu quả mang lại chưa cao. Tuy nhiên, mô hình nuôi tôm càng xanh ở mật độ thấp xen canh với trồng lúa thích hợp cho những nông hộ có vốn đầu tư ít (Lam Mỹ Lan, 2006).
27
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Mô hình thực nghiệm nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở Hồng Dân – Bạc Liêu đạt được những kết quả như sau:
Về các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ trong, pH, Oxy, N-NH4+, P-PO43- đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển.
Năng suất trung bình đạt 113 ± 34,5 kg/ha, tỷ lệ sống bình quân 18,6±2,6% lợi nhuận trung bình 5.871.000 ± 869.000 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trung bình 76,72±17,30%. Hiệu suất đồng vốn 1,57±0,47.
Khối lượng tôm lúc thu hoạch đạt từ 19,81 ± 12,47 g/con đến 39,45 ± 19,90 g/con. Mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa ở Hồng Dân – Bạc Liêu đã góp phần tăng thêm thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho bà con nông dân trồng lúa.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa kết hợp với việc bổ sung thức ăn thường xuyên cho tôm.
Tìm ra các giải pháp nhằm tăng cao năng suất, tỷ lệ sống cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo Khoa học, 2002. Nghiên cứu Phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tỉnh Trà Vinh. Khoa Thủy sản – ĐHCT 77 trang.
Báo cáo Sở Thuỷ sản Tiền Giang, 1999. Tổng kết tình hình hoạt động năm 1999 và định hướng phát triển năm 2000, 31 trang .
Dương Nhựt Long, 2003. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An. Báo cáo đề tài, 68 trang.
Dương Nhựt Long, 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) bán thâm canh trong ao đất tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An. Báo cáo
đề tài, 34 trang.
Dương Nhưt Long, 2005. Nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa ở huyện Mộc Hoá, Vĩnh Hưng và Tân Hưng, tỉnh Long An. Báo cáo dự án, 77 trang.
Dương Nhựt Long và Đặng Hữu Tâm, 2006. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi
tôm càng xanh thâm canh trong ao đất tại huyện Mỏ Cày và Chợ Lách, tỉnh bến Tre. Báo cáo đề tài, 52 trang.
Dương Tấn Lộc, 2001. Ương giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm ở ĐBSCL. NXB Nông Nghiệp, 108 trang.
Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long và T.C Micha, 2008. So sánh biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) xen canh và luân canh. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2008 (2): 82-88.
Lam Mỹ Lan, Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình hệ thống nuôi thủy sản nước ngọt. Lê Quốc Việt, 2005. Điều tra hiện trạng và thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất với mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.
Lý Văn Khánh, 2005. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) trong ruộng lúa luân canh Măng Thít – Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường Đại học Cần Thơ.
New, M.B. and Singholka, 1985. Freshwater prawn farming. A munual for the culture of Macrobrachium rosenbergii. Food and Agriculture Oganization of United Nations Rome. 225p.
29
New, M.B, 1988. Freshwater prawn: Status of blobal aquaculture. NACA Technical manual, 1988. Publication of the Network of Aquaculture in ASIA (UNDP/FAO.RAS/86/047) Bangkok, Thailand.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác – Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ, 160 trang.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (1999), Bài giảng kỹ thuật nuôi hải sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trương Quốc Phú, Nguyễn Văn Thường, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Ngọc Hải, Trần Hồng Nguyên, Phạm Minh Truyền, Phạm Minh Đức, Võ Thành Toàn và Vũ Nam Sơn, 2002. Nghiên cứu phát triển mô hình nuôi tôm ruộng lúa tỉnh Trà Vinh. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ. 31 trang.
Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thật nuôi tôm càng xanh, Nhà xuất bản nông Nghiệp. 149 trang.
Phạm Minh Truyền, 2003. Khảo sát các yếu tố môi trường và sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình tôm lúa ở Trà Vinh.
Phạm Tường Yên và Trần Ngọc Nguyên, 2000. Hiện trạng sản xuất và định hướng phát triển nuôi tôm càng xanh tỉnh Cần Thơ. Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cần Thơ.
Phạm Văn Tình, 2001. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 46 trang.
Trần Tấn Huy và ctv, 2004. Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh theo mô hình tôm lúa ở Thoại Sơn, An Giang, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản, nhà xuất bản Nông Nghiệp, 230 – 239 trang.
Valenti, W. C and W. Daniels, 2000. Recirculation hatchery systems and management. In M. B. New & W. C. Valenti, eds. Freshwater prawn culture: the farming of Macrobrachium rosenbergii, pp. 69 – 90. Oxford, England, Blackwell
Science.
Trần Thanh Hải và ctv, 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa tại huyện Ô - Môn, Tp Cần Thơ. Báo cáo đề tài Sở Khoa học Cần Thơ 54 trang . Trần Ngọc Nguyên, 2003. Nuôi tôm càng xanh trong mùa lũ năm 2002 trên ruộng lúa tại huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế Nông - Lâm - Ngư vùng ngập lũ ĐBSCL”. Cần Thơ tháng 05/2003.
30
Trần Thanh Hải, 2007. Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và năng suất của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Nuôi luân canh trên ruuộng lúa tại TP Cần
Thơ, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản - Trường
Đại học Cần Thơ.
Sở Nông nghiệp và phát riển nông thôn An Giang (2002), Kết quả nuôi tôm càng xanh ở tỉnh An Giang, Bản tin của hội nghề cá Việt Nam, số 78, 07/2002.
Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. Trần Văn Vỹ, Phạm Văn Trang và Nguyễn Duy Khoát,1993. Nuôi tôm nước ngọt và nước lợ xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
www.Longdinh.com. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Cập nhật ngày 14 tháng 06 năm 2006.
31
DANH SÁCH CÁC HỘ NUÔI TÔM
Ruộng Tên chủ hộ Diện tích ruộng
(ha)
Diện tích mương
bao (%)
Ruộng 1 Võ Đăng Đức 1 10,5
Ruộng 2 Nguyễn Văn Thống 1 11,2
Ruộng 3 Lê Thành Nhân 1 11
32
PHỤ LỤC
Phục lục A : Các yếu tố thủy lý của ruộng nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa A.1 : Nhiệt độ của các ruộng nuôi qua các tháng
Nhiệt độ (0C) Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 30 29 29 30 29 30 Ruộng 2 30 29 31 29 28 30 Ruộng 3 30 30 31 30 29 30 Ruộng 4 30 29 30 29
A.2 : pH của các ruộng nuôi tôm
pH Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 7,3 7,3 7,1 7,3 7,8 7,8 Ruộng 2 7,2 8,2 7,1 7,2 7,6 7,8 Ruộng 3 7,8 7,1 7,2 7 7,5 8 Ruộng 4 7,6 7,2 7,2 7,1
33
A.3 : Độ trong của các ruộng nuôi
Độ trong (cm) Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 35 39 29 29 32 26 Ruộng 2 37 34 27 31 31 34 Ruộng 3 45 30 29 32 29 24 Ruộng 4 40 32 28 33
Phục lục B : Các yếu tố thủy hóa của ruộng nuôi tôm xen canh trong ruộng lúa
B.1 : Oxy của các ruộng nuôi
Oxy Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 5,2 4,7 4,8 4,3 4,8 4,4 Ruộng 2 5,1 4,9 4,3 4,6 6 4,5 Ruộng 3 4,3 4,7 4,3 4,6 4,6 4,3 Ruộng 4 5,1 5,1 5,1 4,1
34
B.2 : NH4+ của các ruộng nuôi
NH4+ Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 0,1 0,2 0,5 0,3 0,8 1 Ruộng 2 0 0,3 0,5 0,8 1 1,2 Ruộng 3 0 0,2 0,2 0,8 0,5 0,8 Ruộng 4 0,1 0,4 0,9 1,2
B.3 : PO43- của các ruộng nuôi
PO43- Đợt thu 1 2 3 4 5 6 Ruộng 1 0,05 0,1 0,2 0,15 0,07 0,2 Ruộng 2 0 0,07 0,05 0,05 0,1 0,25 Ruộng 3 0,05 0,2 0,1 0,05 0,03 0,2 Ruộng 4 0,02 0,2 0,4 0,2
35
Phục lục C: Tăng trưởng của tôm trong ruộng nuôi qua các tháng
C.1 : Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôiở ruộng 1
Ruộng 1 STT Tháng 1 (g/con) Tháng 2 (g/con) Tháng 3 (g/con) Tháng 4 (g/con) Tháng 5 (g/con) Tháng 6 (g/con) 1 0,5 2,7 15,4 29,3 45,2 23,1 2 0,4 0,9 21,2 11,5 37,9 37,9 3 0,5 4,6 14,2 6,9 32,6 54,1 4 0,8 3,6 27,3 15,7 9,8 19,8 5 0,5 2,6 7,8 20,8 44 44 6 0,4 0,8 9,1 5,9 23,2 17,6