KẾT QUẢ LÂU DÀI VÀ TẦN SUẤT TÁI PHÁT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chỉ định và điều trị nội khoa áp xe ruột thừa (Trang 26)

Lorraine Corfield (2007) đã đưa ra nhận xét khi nghiên cứu về những BN bị đám quánh RT hoặc bị AXRT như sau: Tỷ lệ tái phát VRT là rất khác nhau ở các tác giả, Hoffman (1993) điều trị nội khoa 207 BN có tỷ lệ tái phát là 10,6%; cũng tác giả Hoffman (1984) điều trị nội khoa cho 44 có tỷ lệ tái phát 20,5%; Bagi (1987)

điều trị nội khoa cho 34 BN có tỷ lệ tái phát 8%; Lewin (1988) điều trị nội khoa cho 32 BN có tỷ lệ tát phát 3 %; Marya (1993) điều trị nội khoa cho 26 Bn có tỷ lệ tái phát 15%; Foran (1978) điều trị nội khoa cho 26 BN có tỷ lệ tái phát 14,6% ; Befeler (1964) điều trị nội khoa cho 16 Bn tỷ lệ tái phát 25%. Nghiên cứu của chúng tôi với 103 BN được điều trị nội khoa bằng KS tái phát 3 BN (Bảng 3.44). Tất cả 3 BN đều được điều trị lại nội khoa bằng KS và BN ổn định ra viện.

Vấn đề cắt RT hay không sau điều trịđám quánh RT và sau AXRT cũng có nhiều bàn cãi và có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Paul D., Bloom G. điều trị cho 61 BN bị AXRT đưa ra kết luận rằng: có lẽ cắt RT sau đó đối với số BN này là không cần thiết. Paul J, Lidewij E. (2002) từ năm 1991 đến 1997 điều trị nội khoa bằng KS cho 223 BN (125 nữ, 108 nam) bịđám quánh và AXRT trên tổng số 2.325 BN bị VRT đã kết luận rằng: mổ cắt RT sau điều trịđám quánh và AXRT là không cần thiết. Irfan K., Zekai A., Aytac K. (2001) cho rằng không cắt RT sau điều trị nội khoa AXRT nếu không tái phát VRT. Lorraine C. (2007) đã gửi các câu hỏi liên quan đến vấn đề có nên cắt RT cách quãng (Interval) sau điều trị nội khoa đối với BN bị đám quánh RT hoặc bị AXRT đến 90 đồng nghiệp ngoại khoa ở nước Anh ông kết luận rằng cắt RT sau điều trịđám quánh hoặc AXRT ở người lớn là không cần thiết. Trong nghiên cứu của chúng tôi với 103 BN, Không thấy BN nào vào viện vì AXRT hay VRT. Do đó chúng tôi cũng đồng quan điểm này nghĩa là BN bị

AXRT sau điều trị nội khoa bằng KS không cần thiết phải cắt RT sau đó.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 103 BN được chẩn đoán AXRT và được điều trị nội khoa bằng kháng sinh cho phép được rút ra một số kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về chỉ định và điều trị nội khoa áp xe ruột thừa (Trang 26)