Nhiệm vụ và cấu trúc của SSL

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Firewall & IPS trên checkpoint pot (Trang 34 - 36)

Những mục đích chính của việc phát triển SSL là:

• Xác thực server và client với nhau: SSL hỗ trợ sử dụng các kỹ thuật mã hoá khoá chuẩn (mã hoá sử dụng khoá công khai) để xác thực các đối tác truyền thông với nhau. Hầu hết các ứng dụng hiện nay xác thực các client bằng cách sử dụng chứng chỉ số, SSL cũng có thể sử dụng phương pháp này để xác thực client.

• Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: trong một phiên làm việc, dữ liệu không thể bị làm hỏng dù vô tình hay cố ý.

đánh cắp trên đường truyền và chỉ có đúng người nhận mới có thểđọc được các dữ liệu đó. Các dữ liệu được bảo vệ bao gồm các những dữ liệu liên quan đến chính hoạt động giao thức (các thông tin trao đổi trong quá trình thiết lập phiên làm việc SSL) và các dữ liệu thực trao đổi trong phiên làm việc.

Thực tế SSL không phải là một giao thức đơn mà là một bộ các giao thức, có thể được chia làm 2 lớp:

1. Giao thức đảm bảo sự an toàn và toàn vẹn dữ liệu: lớp này chỉ có một giao thức là SSL Record Protocol

2. Các giao thức thiết kếđể thiết lập kết nối SSL: lớp này gồm có 3 giao thức: SSL Handshake Protocol, SSL ChangeCipherSpecProtocol và SSL Alert Protocol.

Hình 2: Các lớp giao thức SSL

SSL sử dụng các giao thức này để thực hiện các nhiệm vụ được đề cập ở trên. SSL Record Protocol chịu trách nhiệm mã hoá và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Như ta thấy trong hình 2, giao thức này còn chịu trách nhiệm đóng gói các dữ liệu của các giao thức SSL khác tức là cũng liên quan đến các tác vụ kiểm tra dữ liệu SSL.

Ba giao thức còn lại chịu trách nhiệm quản lý các phiên, quản lý các tham số mã hoá và truyền các thông điệp SSL giữa client và server. Trước khi đi vào chi tiết về vai trò của từng giao thức chúng ta hãy xem xét hai khái niệm mang tính nền tảng liên quan tới việc sử dụng SSL.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng Firewall & IPS trên checkpoint pot (Trang 34 - 36)