thuộc vào nhiều yếu tố như: vốn sản xuất, lao động hiện có, kinh nghiệm sản xuất, KHKT... Bên cạnh đó, những hộ mới bắt đầu trồng dưa hấu còn e dè chưa dám mạnh dạn trồng hết diện tích đất sản xuất của mình. Một số hộ trồng dưa hấu mang tính phong trào, thấy lợi nhuận cao nên trồng chứ cũng chưa biết rõ về đặc tính của loại dưa minh trồng và chưa có nhiều kinh nghiệm.
4.1.4 Mùa vụ
Xã Mỹ Khánh cũng như các vùng nông thôn khác, cây lúa là loại cây trồng chính nhưng người nông dân vẫn sử dụng nhiều mô hình kết hợp như: 2 lúa l1 màu, lúa- cá, lúa- tôm... Trong đó, số vụ trồng dưa hẫu trong năm vẫn thường là 3 vụ/năm. Một số hộ nông dân cho rằng đưa hấu là loại cây màu khó trồng do ảnh hướng của thời tiết và rễ đưa hấu ăn đất rất nhiều nên đất trồng lâu sẽ bị bạc màu và kém độ phì nên sẽ cải tạo đất bằng cách trồng xen canh 1 vụ dưa hấu 1 vụ cà hay đậu bắp, việc làm này góp phần phòng ngừa và tiêu diệt sâu bệnh có hại (tý nảy chiếm khoảng 15,63% trong tông số hộ trong điều tra trực tiếp tại địa phương, xem phụ lục 2). Tuy nhiên, một số người lại cho rằng dưa hấu khó trồng và nhiều bệnh nên cải tạo đất khoảng 20 ngày sau thu hoạch để trồng tiếp vụ sau chứ không trồng xen canh thêm một cây nào khác. Suy cho cùng thì việc cái tạo đất cũng mang tầm quan trọng trong việc trồng dưa hấu của người nông dân tại xã Mỹ Khánh.
4.1.5 Vốn sản xuất
Trong sản xuất bất kì một sản phẩm nàảo thì vốn vẫn có vai trò quan trọng để người sản xuất có thể đầu tư kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Thật vậy, trồng dưa hấu cũng cần có vốn để sản xuất và ngăn ngừa kịp thời các sâu bệnh, hạn chế khắc phục những rủi ro do thời tiết gây ra.
Qua điều tra trực tiếp nông hộ sản tại địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ phỏng vân đêu không có nhu câu vay vôn, nguồn cung câp vôn của nông hộ trông dưa
hấu chủ yếu là vốn tự có, nguồn vốn của gia đình cũng đủ để họ trang trãi chi phí cho sinh hoạt gia đình và tái sản xuất dưa hấu cho vụ tiếp theo. Một số nông hộ có thiếu vốn sản xuất nhưng không phải đi vay vì họ mua thiếu giống, phân bón, thuốc nông dược tại những cửa hàng quen biết và sau khi thu hoạch họ sẽ trả tiền cho những cửa hàng đó. Bên cạnh một vài hộ nếu thiếu vốn sản xuất họ sẽ nhờ người thân hoặc gia đình giúp đỡ rồi sau khi thu hoạch cũng sẽ trả tiền lại.
Vì vậy, vốn sản xuất của những nông hộ sản xuất dưa hấu tại địa phương không
phải là vấn đề gây khó khăn, cản trở họ sản xuất dưa hấu. 75 % nông hộ có vốn sản xuất và 25 % còn lại là nhờ người thân giúp đỡ và mua thiếu vật tư tại các cửa hàng, đại lý (kết quả điều tra trực tiếp 32 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, xem phụ lục 3).
Mặc dù vậy, qua cuộc điều tra trực tiếp các nông hộ sản xuất dưa hấu tại xã
Mỹ Khánh thì khả năng tiếp cận với nguồn vốn chính thức với lãi suất thấp từ các tổ chức ngân hàng, tín dụng nhà nước đối với nông hộ còn hạn hẹp.
4.1.6 Kinh nghiệm trồng dưa hấu
Kinh nghiệm trồng dưa hấu chính là số năm mà nông hộ đã trồng dưa hấu Bảng 4.4 Số năm tham gia sản xuất dưa hấu